Hướng dẫn cách thi công làm trần thạch cao thả, chìm bền đẹp, đúng kỹ thuật

Bạn đang tìm kiếm hướng dẫn cách thi công làm trần thạch cao chìm, trần thạch cao thả đúng kỹ thuật tại nhà? Gọi Thợ 24/7 chia sẻ quy trình kỹ thuật đóng trần thạch cao đúng cách, ai cũng có thể áp dụng.

Với sự phát triển đô thị hiện nay, xu hướng làm trần thạch cao trang trí cho các công trình ngày càng nhiều. Thường thì chúng đều có mặt tại các công trình nhà ở, văn phòng, siêu thị, biệt thự,…với các thiết kế hiện đại, sang trọng, tinh tế.

Nhưng để có thể thiết kế, làm được các loại trần bằng tấm thạch cao như vậy bạn có biết làm thể nào không? Từ các công đoạn chuẩn bị, thi công và hoàn thiện các bạn có thể tham khảo các nội dung trong bài viết cách đóng trần thạch cao sau đây của công ty Gọi Thợ 24/7.

Mục lục

Trần thạch cao là gì?

khai-niem-tran-thach-cao
Khái niệm trần thạch cao

Trần thạch cao là một hệ thống trần được thiết kế, lắp đặt các tấm thạch cao với nhau, tạo thành một kết cấu trần hoàn chỉnh, thường thì các nguyên vật liệu sử dụng để thi công bao gồm: Khung xương, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư khác để gia cố hay trám trít… cụ thể như sau:

  • Khung xương: gồm các thanh kim loại được liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống khung trần hoàn chỉnh và được lắp cố định trên mái hoặc trần bê tông.
  • Tấm thạch cao có diện tích bề mặt lớn, nhẵn mịn, có độ bám sơn tốt. Chúng được bắn cố định trên phần khung trần bởi vít kim loại và tạo thành một mặt phẳng hoàn thiện.
  • Sơn bả: có nhiệm vụ tạo độ láng, bóng, thẩm mỹ cao với các màu sắc hợp với phong thủy hay mẫu thiết kế của bạn.

Xem thêm: Kích thước tấm thạch cao Gyproc.

Các loại trần thạch cao hiện nay trên thị trường:

Hiện nay trên thị trường có hai loại trần thạch cao cơ bản là trần chìm và trần thả.

Tùy vào nhu cầu của khách hàng mà hệ thống trần được thiết kế với các mẫu hình dạng khác nhau.

Trần chìm là loại trần thạch cao với hệ khung xương chìm:

Loại trần này có kết cấu như sau:

  • Hệ thống khung xương kim loại gồm 3 thành phần chính là U xương cá, U gai và thanh V góc.
  • Ty theo gồm có 2 loại là ty tròn và ty ren có công dụng treo khung xương lên trần công trình.
  • Tấm thạch cao là tấm phẳng mịn, sắc nét, không võng, được đúc từ thạch cao nên có thể tạo hình thành nhiều hình dạng khác nhau và có đặc tính khô thoát, cách âm, cách nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên chúng cũng có một số nhược điểm nên các bạn cần phải lưu ý trong việc chọn chất lượng vật liệu và đơn vị thi công chuyên nghiệp.
  • Bột trét, sơn trang trí là bước hoàn thiện cuối cùng. Đó cũng là bước thẩm mỹ quan trọng nhất để công trình của bạn có được một hệ thống trần mới có tính thẩm mỹ cao, sang trọng.
Trần thạch cao chìm

Đây là loại trần thạch cao có giá trị thẩm mỹ cao vì nó có thể tạo thành nhiều hình dạng và khối khác nhau. Nó đang là sự lựa chọn phổ biến, rộng rãi nhất hiện nay được rất nhiều gia đinh lựa chọn.

Trần nổi là loại trần thạch cao với khung xương nổi:

Trần nổi hay còn gọi là trần thả. Có hệ khung xương đặc biệt và các tấm thạch cao 600×600 mm cũng như hệ khung xương chìm bao gồm thanh chính, thanh phụ, thanh V và tấm thạch cao có kích thước 600×600 mm hay 600×1200 mm.

Còn đối với hệ thống trần thả thì việc thực hiện thi công rất tiết kiệm chi phí, nhanh chóng, dễ dàng, ngoài ra khả năng chống cháy, cách nhiệt, cách âm, chống ẩm là ưu điểm chính của nhiều hệ thống trần thạch cao cụ thể hiện nay.

Trần thạch cao nổi

Trần thạch cao hiện nay thường được thiết kế theo 3 dạng chính:

  • Trần trạch cao với bao gồm 2 kiểu dáng cơ bản là trần thạch cao chìm và trần thạch cao thả.
  • Trần thạch cao thường được thiết kế và thi công theo phong cách chủ yếu như sau: hiện đại sang trọng, cổ điển hay tân cổ điển.
  • Trần thạch cao được thi công có các chức năng như: Chống cháy, cách âm, cách nhiệt, chống ẩm,… bởi các tấm thạch cao hiện nay được sản xuất theo công nghệ mới, hiện đại có khả năng chống cháy, chống ẩm, tiêu âm,… rất hiệu quả.

Ưu điểm của trần thạch cao đối với các công trình:

Hệ thống trần được lắp đặt và thi công bởi các tấm thạch cao để được rất nhiều hộ gia định lựa chọn.

Bởi tính thẩm mỹ, sang trong và hiện đại của nó, hơn nữa họ có thể thiết kế cho công trình của mình một hệ thống trần có thể che đi những khuyết điểm của sàn mái và nâng cao giá trị công trình chỉ với chi phí đầu tư thấp.

Những ưu điểm của trần thạch cao đối với công trình

Cùng với đó hệ thống trần thạch cao có rất nhiều ưu điểm như sau:

  • Trần thạch cao được thi công thiết kế theo các mẫu mã khác nhau nên rất phù hợp hầu hết với các công trình.
  • Hệ thống trần khung thạch cao được thi công lắp ghét dễ dàng, nhanh chóng nên việc tháo và lắp đặt không làm ảnh hưởng đến kết cầu trần.
  • Thạch cao có nhiều đặc tính như chống cháy, cách âm, chống ẩm, cách nhiệt, tiêu âm, chống nong… rất tốt.
  • Là vật liệu rất an toàn không có chứa chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Những điều cần biết trước khi áp dụng cách thi công làm trần thạch cao chìm, thả:

Trước khi thi công đóng trần thạch cao, cần phải đảm bảo vật liệu thi công và môi trường xung quanh khô ráo không ẩm ước.

Đọc và nghiên cứu thật kỹ bản thiết kế gồm có các hệ thống đèn điện, quạt điều hòa và lên một hệ thống khung trần thạch cao chắc chắn hiệu quả không có vướng mắc bất kỳ hạng mục gì khi thi công hoàn thiện.

Chỉ nên thi công trần thạch cao khi tường đã hoàn thiện tránh làm ảnh hưởng đến trần thạch cao sau này. Nếu công trình có vách hay tường làm bằng tấm thạch cao thì tùy vào công trình mà có thể thi công trần thạch cao trước hay vách thạch cao trước.

Nhưng theo Gọi Thợ 24/7 thi nên thi công tương vách thạch cao trước đảm bảo hiệu quả hơn.

Trước khi thi công trần thạch cao cần chuẩn bị:

  1. Khung xương gồm thanh chính và thanh phụ (U gai), thanh V góc.
  2. Tấm thạch cao: hiện nay trên thị trường có các loại tấm thạch cao chủ yếu là Boral, Gyproc … là loại tấm chịu ẩm và tấm tiêu chuẩn nhất.
  3. Ty treo gồm có ty ren và ty tròn hay pát góc.
  4. Đinh, vít kim loại.
  5. Băng keo lưới chống nứt.
  6. Take sắt, Tender.
  7. Dụng cụ, đồ nghề thi công như máy laser, búa, máy khoa, kèm cắt, thước do, chỉ mực, cưa sắt,…

Hướng dẫn cách thi công làm trần thạch cao chìm của Gọi Thợ 24/7:

Quy trình kỹ thuật thi công trần thạch cao chìm tiêu chuẩn đúng kỹ thuật, bền đẹp, tuổi thọ lâu dài:

Bước 1: Tiến hành xác định chính xác chiều cao trần nhà.

  • Chiều cao trần nhà là khoảng cách được đo từ mặt sàn mái đến mặt móng.
  • Có thể sử dụng ống nivo hoặc máy laser để xác độ cao khung trần thi công.
  • Quy trình đo chiều cao bao gồm quá trình đánh dấu vị trí trên tường hoặc cột đánh dấu vị trí của mép tường để lắp thanh viền tường.
  • Để tiện cho việc làm trần, thợ thạch cao thường đánh dấu chiều cao trần ở dưới tấm trần khi hoàn thiện. Điều này này sẽ không ảnh hưởng đến bề mặt trần và thuận tiện cho việc thi công đóng trần.

Bước 2: Cố định nẹp viền tường.

Tùy thuộc vào độ cao đã xác định, các bạn có thể đóng thanh viền tường cố định bằng cách đóng đinh thép hoặc bắn vít chắc chắn. Khoảng các giữa 2 vít phù hợp là 3mm.

Bước 3: Xác định các điểm treo ty.

Nguyên tắc xác định các điểm treo như sau:

  • Khi thực hiện treo ty, khoảng cách giữa 2 điểm phù hợp nhất là 1000 mm.
  • Điểm treo ty đầu tiên cách tường là 400 mm
  • Khi cố định điểm treo trên bê tông phải khoan trực tiếp bằng máy khoan bê tông.
  • Sử dụng tacke sắt hay tiren các cỡ khác 8mm – 10mm và dúng búa đóng chúng vào thật chặt.

Bước 4: Lắp đặt khung và các thanh chính.

cach-thi-cong-lam-tran-thach-cao-chim
Hướng dẫn đóng trần thạch cao chìm tại nhà đúng cách

Bố cục của khung trần là một bản phác thảo chính xác và hợp lý để lắp đặt các thanh chính. Thi công theo hướng của điểm treo được chỉ định và khoảng cách các thanh chính khi lắp đặt phải phù hợp với bản vẽ kết cấu trần chìm.

Thanh chính được treo trên các móc treo chế tạo sẵn theo quy định và tiêu chuẩn bản vẽ. Thanh phụ được gắn với thanh chính bằng khớp thiết kế sẵn trên thanh chính. Ngoài ra, thanh chính và cả hai thanh phụ phải được kết nối chắc chắn với tường hoặc trần nhà.

Sau đó, các bạn có thể kiểm tra lại một lần nữa đã đảm bảo chính xác với thiết kế và có thể xử lý kịp thời nếu có các hư hỏng, sai sót nếu xảy ra.

Bước 5: Căn chỉnh hệ khung xương.

Cần kiểm tra lại kỹ hệ thống trần vừa được lắp đặt có đúng kỹ thuật, đảm bảo chắc chắn hay chưa. Nếu không, khung mới phải được hiệu chỉnh theo kế hoạch đã đặt và mặt phẳng khung thực sự bằng phẳng.

Để kiểm chứng độ chính xác, sử dụng ống Nivo hoặc thiết bị laser để xác định chính xác độ cao của trần nhà so với số đo thực của số đo lúc ban đầu.

Bước 6: Gắn các tấm và xử lý các mối nối tấm thạch cao.

Đặt các tấm lên khung trần theo thứ tự sau khi chúng đã được cân chỉnh. Quá trình đặt tấm thạch cao cần phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau:

– Đặt tấm sao cho chiều dài của tấm thạch cao vuông góc với thanh phụ.

– Tấm được cố định vào khung bằng vít hơn nữa vít được bắn âm vào trong bề mặt tấm thạch cao tránh bị lộ ra ngoài. Muốn đường vít được thẳng hàng thì có thể tiến hành đánh dấu trươc khi bắn.

– Cần lưu ý khoảng cách giữ 2 tấm liền nhau là 200 mm đối với hai bên tấm và 300 mm đối với mặt trong tấm.

Bước 7: Nghiệm thu và bàn giao.

Sau khi hoàn thành có thể kiểm tra lại tổng quát trần thạch cao một lần nữa, đảm bảo các bạn có một hệ thống trần hoàn chỉnh. Sau đó tiến hành thu dọn sạch sẽ và thông báo cho gia chủ tiến hành việc bàn giao công trình.

Xem them: Cách đóng trần thạch cao giật cấp.

Hướng dẫn cách thi công làm trần thạch cao thả của Gọi Thợ 24/7:

Hầu hết các mẫu trần thạch cao thả đều có các kiểu dáng chính như trần thạch cao khung, trần thạch cao chống nước, trần thạch cao trơn thông thường… Trần thạch cao thả là lợi trần  được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Quy trình thi công đóng trần thạch cao thả qua 10 bước chính:

Bước 1: Xác định chiều cao của trần nhà.

Bạn cần lấy chính xác độ cao thi công trần thạch cao bằng máy laze hoặc ống Nivo, sau đó sử dụng các mốc trần nổi để tính toán cho phù hợp, sau đó đánh dấu rõ ràng. Đây là một công đoan rất quan trọng vì nếu các bạn tính toán sai, khung và trần sẽ không khớp.

Bước 2: Cố định thanh nẹp viền tường.

Nó phụ thuộc vào loại tường và khu vực lắp đặt. Người ta sẽ dùng máy khoang bắn vít hoặc búa đóng đinh cố đinh thanh viền vào tường, vách. Lưu ý các điểm có khoảng cách phù hợp là 300mm và cần phải đều nhau.

Bước 3: Chia khung trần.

Mỗi loại trần khác nhau, kích thước cũng khác nhau. Đối với tấm trần thả này cần tuân thủ các kích thước: 610x610mm, 600×600 mm, 610×1220 mm, 600 x1200 mm, đây là khoảng cách giữa tâm của thanh chính và thanh phụ trên khung xương trần nổi được lắp đặt trước đó.

Bước 4: Móc treo.

Các điểm treo được khoan cố định vào sàn bê tông bằng pát sắt và tắc kê.  Khoảng cách giữa các điểm treo là 1220mm. Khoảng cách phù hợp của điển móc đầu tiên đến vách là 600mm.

Bước 5: Móc và liên kết thanh chính.

Kết nối khung bằng cách cố định các lỗ chéo ở 2 đầu của thanh chính. Khoảng cách móc treo trên thanh chính từ 800-1200mm, đặt khoảng cách thanh chính trùng với các điểm treo ty theo đúng tiêu chuẩn và độ phẳng của mặt khung.

cach-thi-cong-lam-tran-thach-cao-noi
Hướng dẫn thi công trần thạch cao nổi tại nhà đúng tiêu chuẩn

Bước 6: Móc và liên kết thanh phụ.

Dùng 2 thanh phụ lắp vào các lỗ rãnh trên thanh chính với khoảng cách giữa là 600 mm/610 mm.

Bước 7: Điều chỉnh chính xác.

Sau khi thanh chính và thanh phụ được lắp đặt phù hợp. Cần làm cho khung xương gọn gàng, bề mặt khung thật phẳng có thể dùng dây chéo, máy laser hoặc thước kẻ để đo chính xác.

Bước 8: Cài đặt các tấm thạch cao trên khung.

Sử dụng tấm thạch cao kích thước 595x595mm cho hệ 600x600mm, 595x1190mm cho hệ 600x1200mm, 605x605mm cho hệ 610x610mm, 605x1210mm cho hệ 610x1220mm.

Bước 9: Xử lý các cạnh viền trần thạch cao.

Thợ sẽ cắt các khoảng viền thừa bằng cưa hoặc kéo cắt. Sử dụng cưa răng mịn hoặc dao sắc để cắt dọc theo bề mặt trần nhà, sau đó dung dao rọc phần giấy còn dính.

Bước 10: Nghiệm thu và bàn giao.

Cuối cùng, kiểm tra lại trần thạch cao đã thi công sau khi kết thúc để xem có lỗi nào không. Sau đó lau sạch bụi bẩn trên trần nhà và giao cho khách hàng.

Đó là 10 bước cơ bản trong cách đóng trần thạch cao thả, liên hệ ngay thợ đóng thạch cao chuyên nghiệp tại Gọi Thợ 24/7.

Một số lưu ý khi áp dụng cách thi công làm trần thạch cao:

Đọc trước bản vẽ hệ thống lắp đặt điện để tránh trùng với các vị trí đặt đèn và các thiết bị điện khác. Trường hợp sơ ý, cần phải cắt khung xương tại lỗ khoét đèn hoặc nơi lắp các thiết bị điện, nên việc làm này sẽ làm giảm độ bền và tuổi thọ của trần.

Đồng thời, nó còn ảnh hưởng đến vẻ đẹp của trần nhà. Hãy nhớ rằng làm tốt công việc này sẽ cần nhiều nguyên liệu hơn và số lượng thợ thi công sẽ cần nhiều hơn.

Những lưu ý khi thi công trần thạch cao chìm nổi

Lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống khung trước khi nung tấm để đảm bảo quá trình cố định tấm không bị giảm sút, tuy nhiên nhược điểm là mất nhiều thời gian hơn. Hệ thống khung xương cần được cân chỉnh theo kích thước chính xác của hệ thống trần thạch cao.

Ưu điểm khi sử dụng thợ thi công trần thạch cao tại Gọi Thợ 24/7?

  • Trần vách thạch cao được làm từ các vật liệu như tấm thạch cao, hệ khung xương thạch cao đã qua kiểm định không gây độc hại.
  • Vách thạch cao giá rẻ mang lại khả năng cách nhiệt, cách âm, chống ẩm và tiêu âm cực tốt, ngoài ra thi công thạch cao còn tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian thi công cho khách hàng so với thi công tường bằng gạch.
  • Trần thạch cao cũng thể hiện vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp cho ngôi nhà của bạn.
  • Kết cấu thạch cao : đẹp, nhẵn, mịn, thể hiện sự tỉ mỉ trong từng công đoạn. Hệ thống khung có khả năng nâng đỡ trọng lượng tốt và dễ dàng lắp ráp với đèn trang trí
  • Khung được làm bằng kim loại nhẹ, chống rỉ sét, chống ẩm tốt. Hơn nữa có thể cắt, ghép, uốn, sửa chữa, tháo rời, thay thế trần xi măng dễ dàng mà không ảnh hưởng đến không gian bên trong nhà bạn.
  • Cần phải có đơn vị thợ thi công chuyên nghiệp, tay nghề cao mới có công trình trần thạch cao có chất lượng tốt, bền đẹp và có tính thẩm mỹ cao.

Gọi Thợ 24/7 là đơn vị thi công trần thạch cao uy tín, chuyên nghiệp trên thị trường. Đảm bảo cac bạn khi sử dụng dịch vụ của chung tôi sẽ có được công trình chất lượng, bền đẹp, thẩm mỹ cao.

Dịch vụ thi công làm trần thạch cao của Gọi Thợ 24/7 chuyên nhận thi công:

  • Chuyên nhận thi công làm trần thạch cao chất lượng cao.
  • Nhận thi công thiết kế trần thạch cao với đa dạng mẫu mã mới nhất 2022.
  • Nhận thi công trần thạch cao theo yêu cầu, phù hợp với phong thủy.
  • Nhận sửa chữa trần thạch cao bị võng mục do ẩm ướt.
  • Nhận lắp đặt sửa chữa hệ thống điện cho trần thạch cao.
  • Thi công lắp đặt trần chìm, trần thả trang trí.
  • Nhận thi công trần thả cho văn phòng, nhà máy với thiết kế hiện đại, sang trọng.
  • Nhận thay và sửa chữa mái tôn, mái ngói.
  • Nhận thi công chống thấm, chống dột mái tôn, mái ngói.
  • Hướng dẫn cách thi công làm trần thạch cao chìm, thả tại nhà.

Tham khảo:

Dịch vụ làm trần thạch cao tại TPHCM.

Dịch vụ làm trần thạch cao tại Bình Dương.

Dịch vụ làm trần thạch cao tại Biên Hòa.

Gọi Thợ 24/7 với hơn 10 năm kinh nghiệm trong hoạt động và ngành nghề liên quan đến các loại hình công trình xây dựng nhất là đóng trần vách thạch cao.

Chúng tôi cung cấp dịch vụ thi công trần thạch cao chất lượng cao với giá cả phù hợp. Với kinh nghiệm và đội ngũ thợ lành nghề, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng không gian sống và làm việc đẹp mắt, sang trọng và tiện nghi. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận báo giá chi tiết và tư vấn miễn phí. Xem ngay báo giá đóng trần thạch cao MỚI NHẤT.

Dịch vụ đóng trần thạch cao bền đẹp tại nhà

Chúng tôi sở hữu đội ngũ thợ chuyên nghiệp, tay nghề cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong công việc. Hơn nữa, với rất nhiều mẫu mà trần đẹp nhất 2022 và đa dạng trong thiết kế đảm bảo các bạn sẽ hài lòng tuyệt đối với dịch vụ của chúng tôi.

Do đó, nếu các bạn có nhu cầu lắp đặt trần thạch có thể liên hệ ngay cho Gọi Thợ 24/7 qua hotline 0906.765.021 – 0911.048.049, nhân viên chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ tư vấn, báo giá cho các bạn tham khảo hoàn toàn miễn phí.

Địa chỉ công ty cung cấp dịch vụ làm trần vách thạch cao của Gọi Thợ 24/7:

Đội ngũ thợ lắp trần vách ngăn thạch cao của Gọi Thợ 24/7 luôn có mặt tại TPHCM Bình Dương Biên Hòa nên việc cung cấp dịch vụ cho các bạn hoàn toàn nhanh chóng.

Thông tin liên hệ cụ thể của Gọi Thợ 24/7 sau đây các bạn có thể tham khảo:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KỸ THUẬT HƯNG THỊNH

  • MST: 0315227773.
  • Địa chỉ: 123 Phan Đình Phùng, phường 17, quận Phú Nhuận, hồ chí minh
  • CN Bình Dương: 111/158 đường ĐT743C, khu phố Đông Ba, Phường Bình Hòa, TX Thuận An, Bình Dương.
  • CN Thủ Đức: 215/108 đường số 9, Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức, TPHCM..
  • CN Biên Hòa: 275/212 Nguyễn Ái Quốc, Phường Trung Dũng, Thành phố Biên Hoà.
  • Hotline: 0906.765.021 – 0911.048.049.
  • Email: tanthinh1986@gmail.com.

Bài viết hướng dẫn chi tiết cách thi công làm trần thạch cao tại nhà đúng kỹ thuật, bạn có thể áp dụng ngay nhé!

Nếu nhà bạn đang có nhu cầu làm trần vách thạch cao co thể liên hệ ngay cho Gọi Thợ 24/7 qua thông tin trên, nhân viên của chúng tôi sẽ nhanh chóng tư vấn, giải đáp các thắc mắc hoàn toàn miễn phí cho các bạn.