Hướng dẫn cách thi công làm trần thạch cao giật cấp qua 10 bước đơn giản

Hướng dẫn cách thi công làm trần thạch cao giật cấp (chìm) đúng kỹ thuật tại nhà – Bản vẽ trần thạch cao giật cấp.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng trần thạch cao để trang trí cho ngôi nhà ngày càng phổ biến và được nhiều khách hàng áp dụng, bởi tính đa dạng và mang đến độ thẩm mỹ cao.

Nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn cho các công trình trần thạch cao chìm giật cấp thì bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách đóng trần thạch cao giật cấp (chìm) đúng chuẩn kỹ thuật. 

Trần thạch cao giật cấp là gì?

Trần thạch cao giật cấp là hệ thống trần được xây dựng theo mô hình từng cấp và được thi công thành một khối dựa trên hình ảnh mà khách hàng đưa ra.

Cách thi công trần kiểu này sẽ mang đến giá trị thẩm mỹ cao và tính nghệ thuật nổi bật cho căn nhà của bạn, thường được sử dụng cho các địa điểm như: nhà hàng, khách sạn, nhà ở…cấu tạo của trần thạch cao giật cấp bao gồm: khung xương, tấm thạch cao, lớp sơn bả, cùng một số phụ kiện khác…

tran-thach-cao-giat-cap-la-gi
Trần thạch cao giật cấp

Hiện nay, loại trần thạch cao phổ biến được nhiều khách hàng ưu chuộng là trần thạch cao giật từ 2 đến 3 cấp, tùy vào mẫu mã khách hàng yêu cầu và thiết kế của công trình mà thợ thi công sẽ đưa ra phương án phù hợp.

Cấu tạo của trần thạch cao chìm – giật cấp:

Thạch cao chìm bao gồm hệ khung xương và các tấm thạch cao, chúng bao gồm các bộ phận sau:

  • Thanh chính: có chức năng chịu trọng lực cho cả hệ trần được treo trên trần nhà bằng các tăng đơ và ty treo trần.
  • Thanh phụ: được liên kết với thanh chính và tiếp xúc trực tiếp với các tấm thạch cao.
  • Thanh viền: được gắn trực tiếp với vách tường, liên kết giữa thanh chính và thanh phụ.
  • Tấm thạch cao: khi đã hoàn tất quá trình định hình cho khung xương, thợ thi công sẽ ghép các tấm thạch cao lại với nhau nhằm tạo ra bề mặt trần.
  • Phụ kiện đi kèm: có tác dụng kết nối khung xương với các tấm trần thạch cao để tạo ra bề mặt trần thạch cao hoàn thiện.

Trần thạch cao chìm cũng tương tự như các hệ trần thạch cao khác, tuy nhiên sẽ có một số đặc điểm thiết kế mới lạ hơn.

cau-tao-tran-thach-cao-giat-cap
Cấu tạo của trần thạch cao giật cấp

Dụng cụ cần thiết khi thi công trần thạch cao giật cấp:

Để đảm bảo cách thi công làm trần thạch cao chìm (giật cấp) an toàn và đạt kết quả tốt trong quá trình thi công trần thạch cao giật cấp thì cần phải chuẩn bị trước các dụng cụ sau:

  • Búa.
  • Dao, kéo, kéo cắt tv treo.
  • Bàn chà.
  • Khoan điện.
  • Túi đựng dụng cụ và hộp đựng dụng cụ.
  • Cuộn chỉ dây dọi.
  • Dao trét, deo trét vách.
  • Ống cân nivo 8.
  • Các thiết bị bảo hộ như: khẩu trang, nón, quần áo, găng tay thun…

Trước khi tiến hành vào quá trình này bạn cần đảm bảo phải chuẩn bị đầy đủ tất cả các dụng cụ trên, nhằm giúp cho quá trình thực hiện trở nên nhanh chóng và đạt năng suất tốt hơn.

Bản vẽ thi công trần thạch cao giật cấp:

Bản vẽ đóng góp quan trọng trong thi công, giúp khách hàng cũng như thợ thi công định hình được cấu trúc của nhà để có phương án thi công phù hợp nhất.

Bản vẽ được xây dựng trên phần mềm AutoCad, những chi tiết bản vẽ từ công cụ này giúp chủ nhà và công ty thi công tính toán chi phí chính xác nhất.

Một số bản vẽ trần thạch cao giật cấp được sử dụng phổ biến hiện nay:

nhung-ban-ve-tran-thach-cao-giat-cap
Một số bản vẽ trần thạch cao giật cấp

Cách thi công làm trần thạch cao giật cấp (chìm) đúng kỹ thuật qua 10 bước:

Khi đã hoàn thiện quá trình chỉnh sửa phần mái và sàn bê tông cốt thép cho công trình thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ các vật liệu trên để thực hiện thi công trần thạch cao chìm đạt chất lượng tốt nhất.

Các bước thi công bao gồm:

Bước 1: Xác định cao độ của trần.

Sử dụng ống ống nivo hoặc tia laser để đánh dấu chiều cao trần và xác định vị trí của mặt bằng trần trên vách, thông thường người ta sẽ đánh dấu cao độ ở mặt dưới khung trần.

cach-thi-cong-lam-tran-thach-cao-giat-cap
Xác định độ cao trần nhà

Bước 2: Cố định thanh viền vào tường.

Dựa vào loại vách của công trình mà bạn sẽ chọn búa hoặc khoan để đóng đinh thép. Sau đó cố định thanh viền tường vào tường hoặc vách.

Khoảng cách giữa các lổ khoan và lổ đinh sẽ có sự khác nhau tùy vào loại vách. Tuy nhiên, chúng không được cách quá 30cm.

Tiến hành cố định thanh viền vào tường

Bước 3: Phân chia lưới của thanh chính.

Dựa vào hướng bố trí của các điểm treo mà chọn phương của thanh chính sao cho phù hợp. Khoảng cách giữa các thanh chính phải tương ứng với bản vẽ cấu tạo trần thạch cao chìm đã chọn.

Bước 4: Treo ty.

Giữa các điểm treo ty sẽ có khoảng cách lớn nhất là 120cm, khoảng cách treo ty đầu tiên là 61cm. Tại các điểm treo sẽ dùng khoan bê tông khoan trực tiếp vào sàn bằng mũi có kích thước 0.8cm. Tùy thuộc vào loại khung mà sẽ được liên kết với nhau bằng pát, tắc kê nở hay tắc kê đạn.

Bước 5: Lắp đặt thanh dọc (thanh chính).

Tùy thuộc vào mẫu thiết kế mà trần thạch cao chìm giật cấp sẽ có khoảng cách từ 80 – 120cm (thông thường là 100cm).

Xem thử các kèo sắt, khung trên trần của các đơn vị thi công khác có vướng với thanh chính hay không. Nếu có thì hãy cắt thanh chính và cố định lại bằng 2 thanh chính khác ở 2 bên.

Bắt thanh chính

Bước 6: Lắp thanh ngang (thanh phụ).

Liên kết với các thanh chính thông qua các phụ kiện hoặc trực tiếp. Dựa vào bản thiết kế của mẫu thi công với khoảng cách theo tư vấn thiết kế ban đầu.

Bước 7: Điều chỉnh.

Sau khi đã hoàn tất quá trình lắp đặt thì cần phải điểu chỉnh lại nhằm đảm bảo cho khung ngay và mặt bằng khung được bằng phẳng. Sau đó sử dụng máy laser để kiểm tra lại độ cao cho chính xác.

Bước 8: Lắp đặt tấm lên khung.

Gắn tấm vào khung bằng vít, vặn chặt và siết đầu vít vào trong mặt tấm thạch cao. Giữa các vít cách nhau không quá 20cm.

Phải sử dụng các tấm thạch  nguyên để bắt lên trên và không bị nứt bể, chiều dài của tấm thạch cao phải vuông góc với thanh phụ.

Đưa tấm thạch cao lên khung

Lắp đặt lớp tấm thứ 2.

Khi lắp tấm trần thạch cao thứ 2 bắt buộc phải bắt lệch so với tấm thứ 1. Phải chừa các khe hở theo bản thiết kế đề ra. Dựa vào mẫu thiết kế để xem thử có dùng keo liên kết giữa lớp 1 và lớp 2 hay không. Nếu có thì tiếp tục thực hiện bước dưới đây.

Bước 9: Xử lý mối nối.

Sử dụng bột trét, các loại băng chuyên dụng hoặc băng lưới thủy tinh để xử lý các mối nối ở các tấm trần. Sau khi hoàn thiện phải đảm bảo rằng bề mặt thi công được bằng phẳng không có gợn. Tiếp đó trát đầu vít bằng bột trét và dùng keo lưới để dán các mối nối giữa các tấm trần thạch cao.

Bước 10: Xử lý viền trần.

Sử dụng cưa hoặc kéo để cắt các sườn trần.

Với những tấm trần thạch cao thì dùng cưa răng nhuyễn hoặc lưỡi dao bén vạch lên trên tấm trần thạch cao rồi bẻ theo đường đã vạch. Sau đó, dùng dao rọc phần giấy dư thừa.

Hướng dẫn thi công trần thạch cao là quá trình cài đặt và xây dựng hệ thống trần sử dụng vật liệu thạch cao. Việc này bao gồm lắp đặt khung kèo, sử dụng keo dán để gắn các tấm thạch cao lên khung kèo và sau đó sơn hoàn thiện. Quá trình thi công trần thạch cao đòi hỏi sự chính xác và kỹ thuật, cùng với việc đảm bảo an toàn lao động và tuân thủ các quy định liên quan.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn thi công trần thạch cao đúng kỹ thuật.

Những lưu ý khi thực hiện cách thi công làm trần thạch cao chìm (giật cấp):

Tìm hiểu rõ về mẫu thi công trần thạch cao chìm:

Nếu bạn đang có nhu cầu thi công trần thạch cao chìm thì trước tiên cần phải tìm hiểu thật kỹ về các sản phẩm thạch cao, chất lượng và mẫu mã như thế nào.

Qua đó sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được loại trần thạch cao phù hợp với nhu cầu và phong cách mà bạn mong muốn.

Sử dụng vật tư chính hãng khi thi công trần thạch cao chìm:

Không giống như la phông nhựa, khi thi công trần thạch cao chìm bạn phải chọn những sản phẩm vật tư đồng bộ và chính hãng. Nhằm đảm bảo an toàn khi sử dụng và tăng tuổi thọ cho công trình, tạo ra nhiều tính năng cho trần thạch cao trong quá trình sử dụng.

Trong hệ trần khung xương có vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế, khi thi công trần thạch cao chìm bạn cần phải lựa chọn kĩ càng khung xương để đạt chất lượng tốt nhất, đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Khi lựa chọn thạch cao bạn nên lựa những tấm thạch cao có lõi mịn, cứng, chất lượng lõi tấm thạch đồng đều. Nhằm tăng độ bền cho tấm thạch cao, cứng cáp hơn, bắn đinh giữ chặt và uốn cong dễ dàng, không bị gãy khi uốn và không bung giấy.

Tham khảo kỹ thuật thi công trần thạch cao:

Cần tìm hiểu kỹ càng và hiểu rõ các thông tin kỹ thuật khi thi công trần thạch cao chìm, để đảm bảo đạt chất lượng tốt nhất trong quá trình thi công.

Hiểu hết từng bước thực hiện thi công trần thạch cao chìm. Các quy định đi khung theo khẩu độ, hướng dẫn cách thi công làm trần thạch cao giật cấp và những lưu ý của nhà sản xuất, cách lắp tấm thạch cao và bắt vít sao cho đúng yêu cầu…

Khi tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thi công trần thạch cao chìm sẽ tăng thêm độ bền cho trần và bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

Chú ý khi thi công trần thạch cao giật cấp

Tìm kiếm đúng thợ thi công trần thạch cao chìm giật cấp tốt:

Để kéo dài tuổi thọ cho trần và tường thạch cao khi sử dụng thì việc chọn đội ngũ thi công đóng vai trò rất quan trọng, bạn cần phải lựa chọn thật kỹ để đem đến chất lượng tốt nhất.

Các lưu ý quan trọng khác mà bạn nên biết:

Khi đi xương cần phải tránh các thiết bị cơ điện và lỗ đèn, thợ cần phải đọc bản vẽ mặt bằng cơ điện trước.

Sau đó mới tiến hành lên bản vẽ thi công để lắp xương trần phù hợp tránh chạm đến các thiết bị điện.

Quá trình này sẽ giúp cho sau này khoét các lỗi đèn nhanh chóng hơn mà không cần phải cắt xương gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chất lượng của công trình.

Do vậy mà chi phí vật tư và nhân công khi thi công trần thạch cao chìm cũng sẽ mất nhiều hơn.

Sau khi đã lắp đặt xương đầy đủ thì mới tiến hành bắn tấm, việc này sẽ đảm bảo dễ dàng kiểm tra chủng loại, cao độ, khẩu độ và số lượng xương trên trần trước khi bắn tấm.

Phải được cố định trước khi bắn để giúp trần thạch cao chắc chắn hơn và trong quá trình bắn không bị võng xệ trần. Do đó mà thời gian thi công cũng sẽ lâu hơn. Do đi xương đầy đủ nên không thể tránh được xương mặt dựng và cấp hạ, phải điều chỉnh xương cho chính xác trước khi tiến hành bắn.

Chỉ nên thi công trần thạch cao chìm khi đã hoàn thành quá trình thi công thạch cao ở phần cửa chính và cửa sổ, với các vị trí mở phải đóng kín lại, không được để bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài môi trường.

Đối với các cấu kiện khung xương, phụ kiện hay tấm thạch cao cần phải được che kín, sắp xếp phù hợp trước khi thực hiện thi công trần thạch cao chìm, không để chúng tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

Với những công trình có tường thạch cao thì chỉ được thực hiện sau khi đã hoàn thiện quá trình thi công hệ thống thạch cao tường.

Tùy vào từng hệ trần mà mức độ chịu tải trọng của hệ thống trần thạch cao sẽ có sự thay đổi.

Để có thể xây dựng được trần giật cấp đạt chất lượng tốt nhất thì cần chú ý kỹ thuật trong quá trình thi công:

  • Đối với các mặt dựng: chỉ được sử dụng thanh V ở các vị trí liên kết nhằm tăng độ an toàn và để cho mặt dựng phẳng không lật hay lượn sóng.
  • Ở các mặt đứng của mặt dựng phải có thanh U liên kết với nhau.
  • Đảm bảo đúng nguyên tắc khi lắp tấm: chiều dài tấm phải song song với thanh chính và vuông góc với thanh phụ.
  • Khoảng cách giữa thanh chính, trần hạ và tường là 400mm.
  • Vị trí đặt tấm: tấm thạch cao của mặt dựng luôn luôn nằm trên tấm của trần hạ.
  • Với các mối nối thì sử dụng bộ chuyên dùng Gyp Filler để xử lý.

Thông qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên, hy vọng rằng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về trần thạch cao chìm và cách thi công làm trần thạch cao chìm – giật cấp đúng chuẩn kỹ thuật, nâng cao thêm nhiều kiến thức bổ ích, góp phần cho quá trình thi công đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn.

Các mẫu trần thạch cao giật cấp (chìm) đẹp được ưa chuộng hiện nay:

nhung-mau-tran-thach-cao-giat-cap
Những mẫu trần thạch cao giật cấp đẹp

Chi phí thi công trần thạch cao giật cấp tại Gọi Thợ 24/7:

Trần thạch cao giật cấp Khung xương Vĩnh Tường (chống ẩm) Khung xương Hà Nội (chống ẩm)
Trần thạch cao giật 2 – 3 cấp 210.000đ 230.000đ
Trần thạch cao cổ điển, tân cổ điển 210.000đ 230.000đ

Chú ý:

  • Mức giá trên đã bao gồm phí nhân công, sơn và bả matit.
  • Với những khách hàng muốn thi công trần thạch cao giật cấp theo phong cách cổ điển, tân cổ điển ngoài có mức giá như trên thì phí làm phào, chỉ sẽ được tính riêng.

Xem thêm: giá trần thạch cao bao nhiêu 1m2 chi tiết hơn.

Với đội ngũ nhân viên tay nghề cao, giàu kinh nghiệm, đảm bảo sẽ đáp ứng được các yêu cầu mà khách hàng đưa ra trong thời gian nhanh chóng, từ các hạng mục xây dựng, lắp đặt trang nội thất, thiết bị đến sửa chữa đều sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.

Chúng tôi tin chắc rằng sẽ không làm khách hàng phải thất vọng, mang đến cho bạn không gian đậm chất nghệ thuật, ấn tượng, phù hợp với phong cách mà bạn hướng đến và tăng giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Quy trình thi công đóng trần thạch cao hiện đại, chuẩn khoa học, với nhiều mẫu mã, vật liệu phong phú, đa dạng sẽ giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn theo ý muốn. Với mức chi phí phải chăng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cao.

Mọi thông tin chi tiết và yêu cầu về dịch vụ xin vui lòng liên hệ đến hotline 0906.765.021 để được nhân viên chúng tôi tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng.

Bài viết chia sẻ chi tiết cách thi công làm trần thạch cao giật cấp (chìm) tại nhà đúng kỹ thuật nhất, mọi khách hàng có thể tham khảo để ứng dụng hoạt giám sát thi công của đội thợ thạch cao chuyên nghiệp tại nhà bạn.

Hãy tham khảo những thông tin chi tiết về thạch cao qua website của chúng tôi Thợ thạch cao Gọi Thợ 24/7.