Cách lắp đặt máy bơm nước gia đình đơn giản, chuẩn nhất – Cấu tạo, cách đấu tụ, đấu dây điện và sơ đồ lắp đặt máy bơm nước gia đình.
Máy bơm nước là thiết bị được sử dụng ở hầu hết các gia đình, nhà máy, công ty…Việc lựa chọn và lắp đặt đúng cách máy bơm nước không quá khó để bạn có thể tự mình thực hiện mà không cần nhờ đến thợ lắp máy bơm nước gia đình chuyên nghiệp.
Dưới đây chúng tôi hướng dẫn quy trình lắp máy bơm nước, sơ đồ, cấu tạo, cách đấu dây điện cho máy bơm nước và đấu tụ cho máy bơm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Mục lục
- 1 Máy bơm nước là gì?
- 2 Đặc điểm của máy bơm nước:
- 3 Cấu tạo máy bơm nước gia đình?
- 4 Sơ đồ lắp đặt máy bơm nước gia đình chuẩn nhất:
- 5 Hướng dẫn cách lắp đặt máy bơm nước gia đình đúng kỹ thuật:
- 6 Cách đấu tụ máy bơm nước 1 pha:
- 7 Một số loại máy bơm nước gia đình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
- 8 Bạn đã biết lắp đặt máy bơm đúng cách?
Máy bơm nước là gì?
Máy bơm nước là loại máy thủy lực, nhận nguồn năng lượng từ bên ngoài như cơ năng, điện năng, thủy năng…Và chuyển năng lượng cho dòng chất lỏng, nhờ đó đưa chất lỏng từ nơi này đến nơi khác.
Với cơ chế hoạt động như trên, máy bơm giúp cấp nước cho gia đình phục vụ cuộc sống sinh hoạt, sản xuất công nông nghiệp…
Nguồn nước cấp chủ yếu cho con người hiện nay, đa phần dựa vào máy bơm nước. Cùng với chế độ bơm tự động dưới sự hỗ trợ của phao điện giúp máy bơm nước sử dụng ngày một thuận tiện hơn.

Đặc điểm của máy bơm nước:
Hiện nay, có nhiều loại máy bơm có khả năng bơm và hút nhiều loại chất lỏng như nước, dầu, hóa chất, hoặc hỗn hợp các chất lỏng và chất rắn.
Tuy nhiên mỗi loại máy sẽ có một chức năng riêng, có khả năng hút loại chất lỏng khác nhau. Chính vì vậy phải lựa chọn loại máy bơm phù hợp với mục đích sử dụng.
Máy bơm dùng để bơm nước và vận chuyển các chất lỏng có độ nhớt thấp như nước ngọt, nước biển thường là máy bơm ly tâm, và loại máy bơm này có các đặc điểm, ứng dụng cụ thể như sau:
Phạm vi sử dụng lớn và năng suất cao:
- Máy bơm có cột nước bơm H = 10 ÷ hàng ngàn mét.
- Máy bơm có khả năng hoạt động với lưu lượng bơm Q = 2 ÷ 100.000 m3/h.
- Công suất hoạt động của máy bơm có thể là N = 1 ÷ 6000 kW
- Độ hút sâu của máy bơm ly tâm theo lý thuyết có thể hút nước ở độ sâu tối đa 10 mét so với tâm cánh bơm. Nhưng trên thực tế thường chỉ có thể hút được nước ở độ sâu từ 3 đến 8m. Nên tùy vào từng trường hợp mà lựa chọn máy bơm có độ hút sâu phù hợp,
- Máy bơm thường được thiết kế với kết cấu nhỏ gọn, chắc chắn. Dễ dàng di chuyển và dễ dàng lắp đặt.
- Hiệu suất η của bơm tương đối lớn so với các loại bơm khác: η = 0,65 ÷ 0,9.
- Giá thành của loại máy bơm này thường không cao lắm.
Ứng dụng của máy bơm nước rộng rãi:
- Với nhiều ưu điểm vượt trội, máy bơm ly tâm thường được sử dụng trong khá nhiều lĩnh vực. Bơm ly tâm được sử dụng để bơm và vận chuyển các chất lỏng có độ nhớt thấp như nước ngọt, nước biển.
- Với hệ thống động lực tàu thủy, máy bơm ly tâm rất được ưu tiên sử dụng. Khi máy bơm ly tâm hoạt động thường không đòi hỏi cột áp cao. Nhưng cần có lưu lượng đều và lớn, chẳng hạn như các hệ thống làm mát trong các phòng làm lạnh.
- Trong phòng cháy chữa cháy, bơm cứu hoả hay được sử dụng bơm tưới trong ngành nông nghiệp. Máy bơm ly tâm trở thành một sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay, ngay cả trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và trong công nghiệp xây dựng. Và trong phóng cháy chữa cháy, trong ngành nông nghiệp cũng vậy, máy bơm cứu hỏa cũng thường được sử dụng phổ biến.
Cấu tạo máy bơm nước gia đình?
Trước khi tìm hiểu cách lắp đặt máy bơm nước gia đình thì bạn nên nắm được cấu tạo của máy bơm gồm các thành phần nào, cụ thể:
Bánh công tác |
|
Trục bơm |
|
Bộ phận hướng dẫn vào |
|
Bộ phận dẫn hướng ra (buồng xoắn ốc) |
|

Sơ đồ lắp đặt máy bơm nước gia đình chuẩn nhất:

Một đầu máy bơm nước được đặt gần nhất với giếng khoan hoặc bể nước. Đầu còn lại nối đến đường ống dẫn nước vào bồn chứa, hay nối trực tiếp đến các thiết bị dùng nước như vòi rửa, vòi sen,…
Hướng dẫn cách lắp đặt máy bơm nước gia đình đúng kỹ thuật:
1. Lựa chọn vị trí lắp máy bơm:
Lựa chọn vị trí lắp đặt máy bơm là một trong những công đoạn quan trọng trong quá trình lắp đặt. Chúng ta nên lưu ý:
- Vị trí lắp đặt máy bơm đủ rộng, sạch sẽ, thoáng.
- Vị trí lắp đặt thuận tiện cho việc khắc phục, sửa chữa các sự cố hư máy bơm sau này.
- Phải bằng phẳng, không gồ ghề vì máy bơm hoạt động có sự rung lắc nhất định. Đảm bảo khi máy bơm hoạt động không bị lật úp, đổ gây nguy hiểm cho thiết bị cũng như đường dây điện.
- Chọn nơi khô ráo, có mái che chắn mưa. Nếu lắp đặt ở những nơi có nước xâm nhập, dễ gây chập cháy cao nguy hiểm.
- Lắp máy trên giá đỡ, chân đế chắc chắn cao 5cm so với mặt đất. Nhằm ngăn chặn các sự cố chập điện dẫn đến điện dẫn xuống mặt đất gây nguy hiểm cho bạn. Và khắc phục được hiện tượng rung lắc khi máy hoạt động.
Xem thêm các sự cố máy bơm nước trong quá trình sử dụng.

2. Thiết kế hệ thống đường dây điện cho máy bơm và cách đấu dây điện máy bơm:

Những điểm bạn cần lưu ý :
- Nên dùng CB ngắt tự động. Đường dây điện nên đấu nối trực tiếp với hệ thống điện trong nhà.
- Không nên sử dụng phích cắm, ổ điện vì những vật dụng này có giới hạn về công suất tải.
- Nếu là máy bơm giếng khoan bạn nên lắp đặt một chiếc phao điện giúp tự động bơm và ngắt điện khi hết nước và đầy nước.
3. Thiết kế hệ thống đường ống nước:

- Chiều cao của các vị trí giếng khoan – máy bơm – bể chứa nước phải được đo đạc kỹ, tránh sai số. Từ đó dễ dàng cho việc lựa chọn bo phù hợp, khả năng hút sâu ở độ cao thực tế và khả năng đẩy cao tương đương với chiều cao từ máy bơm đến bể nước.
- Lựa chọn ống dẫn nước có đường kính khớp với đầu vào và đầu ra của máy bơm.
- Nên hạn chế sử dụng co vì co sẽ làm giảm áp lực nước.
- Hạn chế tối đa các đường ống gấp khúc hoặc quanh co. Nên tối ưu sao cho các đường ống dẫn là đường thẳng.
Lưu ý khi chọn đường ống:
Trong cách lắp đặt máy bơm nước gia đình việc lựa chọn đường ống nước phù hợp đặc biệt quan trọng. Đường ống dẫn nước đầu vào và đầu ra cho máy bơm phải được chọn đúng kích thước và theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất khuyến cáo. Cụ thể:
- Phải sử dụng đường ống dẫn nước có kích cỡ của lòng ống là 1 inch (ɸ 27), mới đạt tiêu chuẩn.
- Để máy bơm vận hành một cách thuận lợi và an toàn thì các đường ống dẫn nước vào và ra phải được lắp đặt thật kín. Vì mọi sự rò rỉ đều có thể làm hại cho máy bơm khi vận hành.
- Suốt đoạn đường ống dẫn nước vào phải hạn chế các co ống, đầu nối 90 độ để tránh gây cản nước ra, ảnh hưởng đến khả năng đẩy cao.
- Ống hút phải được lắp đặt sao cho van 1 hút chiều luôn nằm ở phương thẳng đứng làm tăng hiệu suất bơm.
- Van hút 1 chiều nên được lắp đặt cách đáy giếng ít nhất 30cm để tránh rác làm tắc nghẹt – hỏng máy bơm nước.
4. Kiểm tra lại hệ thống điện nước:
- Sau khi lắp đặt máy bơm nước xong xuôi. Cần tiến hành kiểm tra lại từ kỹ thuật lắp đặt, kỹ thuật cố định máy bơm.
- Kiểm tra hệ thống đường ống trước khi vận hành. Đảm bảo các phụ kiện yêu cầu được kết nối chắc chắn và không bị rò rỉ, các van được mở sẵn sàng.
- Kiểm tra hệ thống điện cấp cho máy bơm xem đã đảm bảo an toàn và hiệu suất hoạt động chưa.
- Thực hiện mồi lót thích hợp cho máy bơm, tránh máy bơm khô chạy để làm hỏng máy bơm.
- Kiểm tra khả năng vận hành của máy bơm sau khi lắp đặt. Nếu máy bơm không ổn định, hãy tắt hoàn toàn máy bơm, khởi động máy bơm và xả hết khí trong máy bơm để bơm hoạt động ổn định.
- Nếu lần hai khởi động vẫn gặp vấn đề thì cần xem xét nguồn nước cấp cho máy bơm xem có bị hụt đầu hút không, có bị tắc nghẽn vật gì trong đường ống không…
- Trong trường hợp máy không hoạt động do máy bơm bị hư hỏng trước khi đưa vào sử dụng thì nên liên hệ ngay cho nhà sản xuất hoặc đơn vị bán buôn để được xử lý thỏa đáng.
=>> Bạn nên nhờ sự trợ giúp từ thợ lắp máy bơm nước chuyên nghiệp giúp bạn thiết kế và đi đường dây điện và hệ thống đường ống cho máy bơm để đảm bảo an toàn khi sử dụng nhé!
Lưu ý khi lắp đặt máy bơm nước:
- Để máy bơm vận hành ổn định và hoạt động với năng suất cao nhất thì phải chọn máy bơm có công suất phù hợp với yêu cầu. Và nguồn điện áp của gia đình phải cấp đủ cho máy bơm hoạt động. Không nên vận hành máy bơm nước với nguồn điện thiếu ổn định và không phù hợp với công suất của máy bơm.
- Không sử dụng máy bơm không có khả năng để hút dầu, nước muối, hoá chất hoặc nước có nhiệt độ trên 45 độ C.
- Khi lắp đặt máy bơm, liên quan đến hệ thống điện nước. Để đảm bảo an tòan cho thiết bị và cho người sử dụng tránh khỏi các rủi ro khi có sự cố xảy ra. Phải thực hiện nối đất cho máy bơm để tránh nguy cơ rò rỉ về điện. Trước tiên phải cắm một cây đồng hoặc sắt xuống đất (tối thiểu 10 cm), càng sâu thì càng tiếp đất tốt. Tiếp theo nối 1 đầu dây điện vào vỏ máy bị rò điện, đầu còn lại nối vào cây tiếp đất.
Khi lắp đặt, nếu đảm bảo các bước thực hiện và nguyên tắc cần tuân thủ được thực hiện một cách đúng chuẩn như gợi ý bên trên. Thì chắc rằng một chiếc máy bơm hoạt động bền bỉ và luôn cho ra năng suất hoạt động tốt nhất sẽ thuộc về quyền sở hữu của bạn!
Trên đây là cách lắp máy bơm nước gia đình cơ bản chi tiết nhất được hướng dẫn bởi Gọi Thợ 24/7.
Cách đấu tụ máy bơm nước 1 pha:

Động cơ điện 1 pha là loại dây thường có 1 dây bọc ngoài và 3 cụm dây có 3 màu tương ứng: đỏ, xanh dương cụm còn lại dùng để nối xuống đất.
Bước 1 :
- Chúng ta phải xác định cụm dây dây đề và cụm dây chạy. Mỗi cụm có hai dây R : dây chạy (làm việc), S : dây đề (khởi động).
- Bằng cách dùng đồng hồ VOM đo điện trở cuộn đề và cuộn chạy. Dây lớn hơn thì là dây khởi động.
Bước 2 : Sau khi đã xác định được thì bước tiếp theo là đấu tụ:
- Ta lấy 1 dây chạy và một dây dề đấu với nhau và sau đó chụm thành 1 cụm của nguồn điện.
- Tiếp theo vẫn còn 1 dây chạy và 1 dây đề. Nối dây đề còn lại với 1 trong hai dây đấu của tụ. Còn 1 dây làm việc chúng ta sẽ đấu với dây còn lại của tụ điện và sau đó đấu với dây nguồn.
Một số loại máy bơm nước gia đình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
1. Máy bơm tăng áp:
- Máy bơm tăng áp hoạt động với nguyên lý: áp lực nước tác động lên đường ống cấp nước, các cảm biến sẽ nhận tín hiệu chuyển đến bộ phận xử lý và cấp nguồn điện cho máy bơm hoạt động.
- Với khả năng cấp nước mạnh, tăng áp lực nước lưu thông trong đường ống, làm cho nguồn nước chảy ra phun mạnh hơn. Giúp máy bơm tăng áp được sử dụng rộng rãi trong bơm nước để phục vụ cho cuộc sống dân dụng và công nghiệp.
- Máy bơm tăng áp hiện nay có nhiều loại khác nhau, nên trước khi lựa chọn khách hàng nên tìm hiểu kỹ các thông tin cụ thể. Nhằm chọn cho mình, một chiếc máy bơm có công suất và đặc tính khi hoạt động phù hợp nhất.
2. Máy bơm cấp nước:
- Máy bơm cấp nước hoạt động bằng cách hút hết tất cả không khí ra khỏi đường ống nước làm cho áp suất trong đường ống giảm xuống bằng không. Khi đó áp suất khí quyển đè lên bề mặt nước, làm cho nước trong ống dâng lên cao. Mang nguồn nước cấp cho các thiết bị sử dụng nước, đặc biệt là bồn chứa.
- Với cơ chế hoạt động đơn giản và chi phí hợp túi tiền người tiêu dùng. Máy bơm cấp nước thường được sử dụng phổ biến để phục vụ cuộc sống hằng ngày hiện nay.
- Máy bơm này có chức năng chính là để cấp – thoát nước sinh hoạt, nước ao hồ, hoặc bơm nước cho bộ lọc tuần hoàn bể bơi…
3. Máy bơm chìm:
- Đây là loại máy bơm hoạt động dựa trên nguyên lý năng lượng động lực. Nhằm gây áp lực cho chất lỏng và giúp chất lỏng di chuyển từ nơi này đến nơi khác.
- Máy bơm thả chìm có khả năng hoạt động tốt khi nằm sâu dưới lòng nước. Hiện nay được sử dụng phổ biến để bơm nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, bơm nước cho hố móng các công trình xây dựng, bơm nước tháo khô các mỏ lộ thiên hoặc mỏ ngầm, bơm nước thủy điện, thủy lợi…
- Với nhiều khả năng máy bơm chìm làm được mà các loại máy bơm khác không làm được khiến giá thành của loại máy bơm này cũng cao hơn hẳn.
- Chất lượng dòng máy bơm này thường vượt trội và có sức chịu tác động rất cao. Giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và sản xuất trong thời đại công nghiệp hóa ngày nay.

4. Máy bơm nước cứu hỏa:
Đây là loại máy bơm thường hoạt động theo sự điều khiển tự động thông qua tủ điện.
Là loại máy bơm chuyên dụng được dùng chủ yếu để phục vụ bơm nước cứu hỏa. Được ứng dụng nhiều trong các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện…
Máy bơm cứu hỏa, hiện nay có 3 loại cơ bản được sử dụng phổ biến như:
- Loại mý bơm sử dụng động cơ xăng dầu là máy bơm hoạt động dựa vào động cơ đốt trong sử dụng nguyên liệu là xăng hoặc dầu deisel.
- Loại máy bơm sử dụng động cơ điện trục rời, là máy bơm sử dụng nguồn năng lượng điện năng. Thường có công suất và lưu lượng rất lớn lên đến 300lít nước/ giây.
- Loại máy bơm liền trục là máy bơm hoạt động nhờ sử dụng nguồn năng lượng điện phù hợp cho khu vực dân cư vừa và nhỏ.
5. Máy bơm bù áp:
Đây là loại máy bơm được sử dụng để bù lại áp lực nước trong đường ống của hệ thống đường ống cứu hỏa khi bị tụt áp. Loại máy thường được sử dụng là máy bơm trục đứng có công suất nhỏ hơn máy bơm cứu hỏa, lưu lượng nước ít nhưng cột áp lại rất cao.
Máy bơm bù áp hoạt động với nguyên lý làm việc đơn giản, cụ thể:
- Phải mồi bơm để cho thân bơm và ống hút được cấp đầy chất lỏng, trước khi cho máy bơm hoạt động.
- Quá trình đẩy của máy bơm: khi bơm bắt đầu làm việc, bánh công tác quay khiến chất lỏng tác động lực ly tâm lên bánh công tác => Nước văng từ trong ra ngoài và chuyển động theo các máng dẫn và đi vào ống đẩy với áp suất cao hơn.
- Quá trình hút của bơm: Khi ở lối vào của bánh công tác tạo nên vùng có chân không và dưới tác động của áp suất trong bể chứa lớn hơn áp suất ở lối vào của máy bơm. Thì chất lỏng ở bể được hút liên tục sẽ bị đẩy vào bơm theo ống hút.
- Quá trình hút và đẩy của bơm là một quá trình liên tục để tạo nên dòng chảy liên tục qua bơm.
- Buồng xoắn ốc là bộ phận dẫn nước ra và thường có dạng hình xoắn ốc. Đây là bộ phận dẫn chất lỏng từ bánh công tác ra ống đẩy và có tác dụng khác là biến một phần động năng của dòng chảy thành áp năng cần thiết.
Bạn đã biết lắp đặt máy bơm đúng cách?
Hiện nay máy bơm nước của nhiều gia đình có tình trạng chung. Đó là máy bơm nước chỉ sử dụng một thời gian thì bị hư hỏng và máy bơm không thể tiếp tục hoạt động.
Điều này đa phần xuất phát điểm từ việc máy bơm không được lắp đặt đúng cách. Khiến cho nhiều vấn đề này sinh. Gây ra các sự cố liên quan tới máy bơm hoặc chất lượng, tốc độ xử lý của máy bơm cũng bị kìm hãm.
Để khắc phục được các tình trạng này thì việc lắp đặt máy bơm đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nên chúng ta cần đặc biệt chú ý và hiểu sâu các thông số kỹ thuật được ghi trên chiếc máy bơm. Có phù hợp với các yêu cầu mà gia đình đặt ra cho năng suất hoạt động mỗi ngày của chiếc máy bơm hay không? Cụ thể:
Nguồn điện áp:
- Biết điện áp sử dụng của máy bơm là gì để chọn loại máy bơm có nguồn điện áp phù hợp với nguồn điện của gia đình.
- Nguồn điện của gia đình cấp phù hợp và đủ để cung cấp cho máy bơm hoạt động thì máy mới hoạt động ổn định. Không bị hư hỏng vì nguồn điện cấp yếu; nước cấp đều, ổn định và nhanh hơn.
- Nắm được lượng nước mà máy bơm vận chuyển trong một đơn vị thời gian. Sẽ giúp bạn lựa chọn được chiếc máy bơm có khả năng cấp nước phù hợp với yêu cầu trong sản xuất và sử dụng của gia đình.
- Lưu lượng nước được tính bằng m3/h hoặc lít/phút… Trong máy thường ghi là Qmax, đó là lưu lượng tối đa, vì lưu lượng nước còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ cao, tốc độ, công suất máy.
Độ cao của mực nước:
- Độ cao của mực nước thường được ghi trên máy bơm với kí hiệu là chữ H hoặc là Hmax. Đây là độ cao mà máy có thể hút từ mặt nước, giếng, hồ, bể chứa…
- Total H, tức là độ cao tối đa mà máy vận chuyển nước lên bể chứa phía trên cao, tính theo chiều thẳng đứng.
- Thông thường, máy bơm không đưa nước đạt được đến độ cao như ghi ở máy mà chỉ đạt được khoảng 80%.
- Biết được yêu cầu về độ cao của mực nước của mỗi loại máy bơm sẽ giúp cho khách hàng có sự lựa chọn đúng đắn. Nhằm giúp cho nguồn nước cấp không bị gián đoạn hay máy bơm bị hư hỏng bởi bất kì nguyên nhân nào.
Độ sâu hút nước:
- Là độ sâu mà máy bơm hút được, tính từ mặt nước hồ, ao, giếng… đến tâm bánh công tác của bơm. Thông thường thì độ sâu sử dụng thực tế nhỏ hơn ghi trong máy. Vì vậy khi lắp đặt máy, càng để máy gần mặt nước càng tốt.
- Sẽ hạn chế được các vấn đề hụt nước khi bơm, nước cạn không chạm đầu ống khiến máy không hút và cấp nước khi hoạt động…
Độ cao cột áp:
- Khoảng độ cao này rất quan trọng. Nó là độ cao mà máy bơm có thể đưa nước lên tới được.
- Nó quyết định lượng nước mà máy bơm hút lên được có thể cấp mạnh lên đến tầng nào. Tầng 1 – tầng 3 hay từ tầng 3 – tầng 5.
- Thông số này giúp chúng ta chọn đúng loại máy bơm để không mất phí lắp đặt vô ích mà không thể sử dụng để cấp nước cho tầng cao.
Tốc độ quay của bơm:
- Đây là thông số biểu hiện số vòng quay trên phút, được kí hiệu là r.m.p.
- Số vòng quay này sẽ quyết định lượng nước cấp cho sử dụng có nhanh không, lực nước có mạnh không.
Đối với các thông số này, nếu là một người thợ lắp đặt chuyên nghiệp. Bạn hãy chọn cho mình một chiếc máy bơm có các thông số đều phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng. Để mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất nhé!
Xem thêm cách sử dụng máy bơm nước an toàn, hiệu quả.
Bạn đã hiểu rõ hơn một số điều cơ bản về máy bơm nước cũng như cách lắp đặt máy bơm nước gia đình?
Bạn có thể tham khảo thêm về quy trình lắp đặt máy bơm nước tăng áp tại Gọi Thợ 24/7 để tăng áp lực nước cho các thiết bị.
HOTLINE ĐIỆN NƯỚC HƯNG THỊNH
0906.765.021 – 0911.048.049
Pingback: Bạn đã biết cách sử dụng máy bơm nước gia đình an toàn hiệu quả chưa?