Thợ hồ xây dựng – Cho thuê thợ hồ giá rẻ – Hướng dẫn cách xây và tô trát tường nhà

Tìm thợ hồ uy tín – Điện Nước Hưng Thịnh.

Bạn đang cần tìm thợ hồ giúp bạn sửa chữa nhà cửa, hay xây dựng nhà mới? Nếu như bạn không quen biết đội thợ hồ có thể giúp bạn xây sửa nhà cửa, thì việc tìm kiếm đặc biệt khó khăn. Nhưng không sao, hiện nay mạng internet phát triển, bạn có thể truy cập vào google để tìm được thợ hồ xây nhà giá yêu thương nhé!

Công ty TNHH DVKT Hưng Thịnh cung cấp thợ xây nhà uy tín, giá rẻ, làm việc chuyên tâm, siêng năng. Đảm bảo hài lòng quý khách hàng. Xem báo giá xây nhà trọn gói tại Gọi Thợ 24/7.

HOTLINE 0906765021 – 0911048049.

Thợ hồ
Cho thuê đội thợ hồ chuyên nghiệp

Mục lục

Cho thuê thợ hồ:

  • Chúng tôi cho thuê tho ho xay dung cho các công trình xây dựng nhà ở, chung cư, văn phòng, nhà xưởng…
  • Cho thuê với giá rẻ yêu thương, tùy thuộc vào công việc được giao và số giờ làm nhé.
  • Gọi tới Điện Nước Hưng Thịnh để được báo giá miễn phí nhé.
  • Thợ cho thuê sẽ là thợ chính với tay nghề cao, làm việc siêng năng, đảm bảo hiệu suất cho công trình của bạn.
  • Thợ có lai lịch rõ ràng, đảm bảo cho quý khách hàng.
  • HOTLINE 0906765021 – 0911048049.

Bạn đang tim tho ho để giúp bạn sửa chữa nhà cửa ? Hay đơn giản là tìm kiếm thợ trát tường giúp bạn sửa chữa một số chổ tường, sàn đã cũ, hư hỏng. Thợ chúng tôi sẽ đến ngay khi bạn liên hệ để giúp bạn khắc phục, sửa chữa ngay nhé!

Bạn có thể chưa hiểu lắm về công việc của một thợ hồ? Bạn không biết rằng ngoài xây nhà họ còn làm được nhiều việc khác. Họ bỏ ra rất nhiều công sức và tinh thần cho công việc, lao động chân tay nặng nhọc không phải ai cũng làm được phải không nào?

Thợ hồ (thợ nề) là gì?

Khái niệm:

Thợ hồ hay còn gọi là thợ nề là định nghĩa dùng để chỉ người lao động chân tay tự do, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Công việc chính là trộn hồ, trộn vữa, xách nước, xách hồ, đào đất, khuân gạch, vát cây, gạch ngói, khiêng tôn, đóng trần, quét vôi, lắp đặt các thiết bị điện nước sau khi hoàn thành phần xây…

– Thợ thường mới bắt đầu làm sẽ là phụ hồ, sau thời gian học phụ sẽ trở thành thợ chính.

  • Đa số, thợ thường không được đào tạo qua trường lớp mà tự học.
  • Thợ hồ xây nhà có lương lãnh theo ngày, làm việc cả ngày không nghỉ ngơi, ăn uống không đảm bảo.
  • Còn có nguy cơ tai nạn lao động, đặc biệt là xây dựng các công trình lớn, nhà cao tầng.

Công việc chính của thợ:

Xây dựng nhà cửa, nhà cao tầng, và các công trình dân dụng khác. Xây đường xá, cầu cống theo bản vẽ. Các công đoạn chính khi xây nhà :

  • Đào móng : Là công việc đơn giản, nhưng chắc chắn bỏ ra nhiều công sức. Thợ chính lấy độ cao của công trình để xác định độ sâu của móng. Xác định vị trí móng, cân móng vuông góc và song song. Cùng tiến hành với việc đào móng là việc làm sắt vỉ móng, cổ móng, đà kiềng. Việc dùng loại nào tùy thuộc vào hướng dẫn của thợ chính.
  • Sắt cột và đổ cột : được thực hiện sau khi đào móng và đà kiềng. Người thợ chính và thợ sắt, cốp pha chuẩn bị sắt, khuôn cho việc đổ cột bê tông. Đổ côt xong, có thể xây tường bao quanh.
  • Lắp đặt, hoàn thiện : lắp đặt cửa, làm cầu thang, chạy các chỉ tường, mũ cột, làm các công trình phụ, tô tường, quét vôi, sơn, lách gạch…

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay, thợ Hưng Thịnh đảm bảo uy tín và chất lượng. Các dịch vụ xây dựng, sửa chữa chúng tôi đều cung cấp với chất lượng cao, an toàn cho gia đình bạn.

tho-ho
Cho thuê thợ nề

Nơi làm việc của tho ho – thợ xây ở đâu?

Thợ hồ và thợ phụ hồ làm việc tại các công trường xây dựng. Các công trình này tập trung nhiều ở các thành phố lớn, nơi đông dân, hay những nơi có nhu cầu xây dựng cao…Tho ne cũng làm việc ở những khu vực dân cư ít như vùng nông thôn, hoạt động nhỏ lẻ.

Hiện nay, nghề xây dựng cũng được xuất khẩu lao động cao tại các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản…Nhu cầu xuất khẩu đòi hỏi thợ phải không ngừng nâng cao tay nghề và được đào tạo theo hướng chuyên nghiệp hơn.

Nên tìm thợ hồ thợ xây ở đâu?

Bạn có thể kiếm thợ hồ chuyên nghiệp tại Gọi Thợ 24/7, trên các trang mạng xã hội, google…Bạn sẽ được cung cấp một đội ngũ thợ uy tín nhất hiện nay.

Bạn cần thợ hồ ở khu vực nào? Chúng tôi cung cấp:

  • Thợ hồ TPHCM: cho thuê thợ nề quận 1, quận 2, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, tho ho quan 7, quận 8, quận 9, quận 10, quận 11, quận 12.
  • Tim tho ho TPHCM: quận Thủ Đức, Bình Thạnh, thợ hồ Gò Vấp, Bình Tân, Bình Chánh, Tân Bình, Tân Phú, tho ho Hoc Mon, Phú Nhuận, Nhà Bè.
  • Cho thuê thợ hồ sửa nhà tại Bình Dương: Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một, Lái Thiêu, Tân Uyên.
  • Can tho ho Biên Hòa – Đồng Nai.

Bạn đang cần tìm thợ hồ TPHCM, Bình Dương, Biên Hòa hãy gọi cho chúng tôi, đội thợ thi công xây dựng sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.

Liên hệ 0906.765.021 – 0911.048.049.

tho-ho
Dịch vụ xây sửa nhà

Hướng dẫn cách xây tường đúng kỹ thuật:

1.Vai trò cấu tạo tường đối với công trình:

Có lẽ nhiều độc giả sẽ tò mò chức năng cụ thể của tường là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

  • Là nơi giới hạn và ngăn cách các không gian trong một căn nhà cũng như ngăn cách không gian của ngôi nhà và ngoài trời, từ đó thuận tiện hơn trong sử dụng, sinh hoạt.
  • Là một phần tham gia chịu lực như các phần khác của kết cấu công trình.
  • Là thành phần tạo ra các cảm thụ thẩm mỹ cho một công trình kiến trúc, giúp làm đẹp và trang trí cho căn nhà.

2. Các tiêu chuẩn kỹ thuật trong công tác xây dựng:

Vữa xây:

  • Chiều rộng của mạch vữa ngang là 15 – 20mm.
  • Chiều rộng của mạch vữa đứng là 5 – 10mm.
  • Chỉ nên sử dụng vữa trong thời gian 1 giờ sau khi trộn.
  • Gạch nên được tưới đủ nước trước khi xây.
  • Trộn vữa đúng kỹ thuật và đúng tỉ lệ.

Khối xây:

  • Nhằm đảm bảo liên kết kết cấu của bê tông trước khi xây nên dùng máy khoan vào bê tông 2 lỗ φ8 sâu 7cm, cắm 2 thanh φ10 dài 20cm làm râu cho tường xây. Khoảng cách có râu thép là 3,4m3 = 1,1m (5 hàng gạch).
  • Tiến hành xây gạch theo trình tự chiều ngang và không được xây quá 1,5m chênh lệch so với chiều cao.
  • Độ nghiêng của tường xây phải nằm trong quy phạm kỹ thuật.

Nguyên tắc cần thực hiện khi tiến hành xây gạch:

  • Gạch xây từng hàng phải phẳng mặt và vuông góc với phương của lực tác dụng vào khối xây, hay góc nghiêng của lực tác dụng vào khối xây và phương vuông góc của khối xây phải không quá 170 vì khối xây chịu nén là chính.
  • Khi xây không được trùng mạch, nên các mạch vữa đứng của lớp xây không được trùng mà nên lệch nhau ít nhất ¼ chiều dài viên gạch của cả phương ngang và phương dọc.
  • Chú ý các mạch vữa theo phương ngang và phương dọc chung một lớp xây phải vuông góc với nhau. Không được xây các viên gạch vỡ hình thang, hình tam giác ở góc khối xây.
tho-ho
Nguyên tắc xây tường đúng kỹ thuật
  • Yêu cầu đội thợ hồ xây dựng phải là những thợ lành nghề, có kinh nghiệm. Nên phân công lao động có năng lực phù hợp với công việc và các công đoạn thi công. Đảm bảo giữa thợ chính và thợ phụ phải có sự phối hợp ăn ý, duy trì công việc liên tục, không ngắt quãng.
  • Tiến hành công đoạn xây sau khi hệ khung bê tông cốt thép được thi công được một phần hay toàn bộ, khi coffa sàn, dầm, cột và hệ giằng chống đã tháo dỡ và dọng dẹp ở hệ khung tầng dưới. Bắt đầu xây từ tầng dưới lên các tầng trên (nếu là nhà có tầng).

3. Công đoạn chuẩn bị trước khi tiến hành xây:

Chuẩn bị vật liệu:

  • Để đảm bảo khối vữa xây phải có tính kết dính tốt, nên trộn xi măng + cát + nước theo tỉ lệ thích hợp có thể chịu được nước và nơi ẩm ướt.
  • Trường hợp công trình là chung cư, nhà ở nên sử dụng gạch chất lượng có chất lượng cao đảm bảo độ cứng cao, vuông góc và thẳng cạnh, không bị sứt mẻ. Gạch phải được sản xuất từ đất sét tạo khuôn và đem nung, phải có giấy chứng nhận của cơ quan kiểm nghiệm. Gạch gồm có gạch 4 lỗ kích thước 80x80x190 và gạch thẻ 40x80x190.
  • Dùng xi măng polang holcim mác 200 còn hạn sử dụng và bảo quản chúng trong kho đúng tiêu chuẩn.
  • Vật liệu cát dùng phải đảm bảo sạch, không có tạp chất, có kích thước đồng đều, đảm bảo đúng tiêu chuẩn trong cấp phối vữa xây. Tiến hành loại bỏ tạp chất nếu cát không sạch.
  • Nguồn nước dùng để trộn phải là nguồn nước sạch.
  • Cấp phối vữa phải đảm bảo được pha trộn theo tỉ lệ thích hợp, tránh trường hợp vữa trộn non gây giảm tính kết dính, tránh trộn vữa quá già gây lãng phí.

Công đoạn chuẩn bị xây:

  • Trước khi tiến hành xây phải tháo và dọn dẹp sạch sẽ coffa dầm, cột, sàn và hệ giằng chống đảm bảo không bị vướng trong quá trình tiến hành xây. Song song cần phải tạo mặt bằng tiện lợi cho việc vận dụng vật liệu xây dựng tới đúng chổ và bố trí vật liệu khi xây như gạch, máng hồ…Bố trí giàn giáo dùng trong quá trình xây.
  • Đảm bảo thợ chính và thợ phụ đầy đủ.
  • Chuẩn bị dụng cụ xây: Bay, thước, dây, bàn chà, nivo.
  • Cần xác định loại tường cần xây là 100, 200 hay lớn hơn, từ đó áp dụng đúng kỹ thuật xây.
  • Xác định vị trí tim mốc và vị trí xây.
  • Vật liệu gạch, máng hồ hay giàn dáo được thợ phụ vận chuyển đến chỗ thợ chính và sắp xếp hợp lý.
  • Đối với trường hợp xây nhà lầu, có tầng vật liệu được vận chuyển lên bằng puli.

4. Biện pháp thi công:

Công đoạn chuẩn bị mặt bằng:

  • Vệ sinh sạch sẽ vị trí cần xây trước khi tiến hành.
  • Nên chuẩn bị sẵn chỗ để vật liệu khi xây như gạch, vữa xây.
  • Sử dụng hộc gỗ hay hộc tôn để chứa vật liệu xây.
  • Đong vật liệu bằng hộc 0,1m3 có kích thước 50x50x40cm.
  • Chuẩn bị sẵn sàng đường vận chuyển vật liệu.
  • Chuẩn bị nơi để đặt máy trộn ở các tầng xây khối lượng lớn.
  • Bố trí chỗ trộn vữa xây ướt và nguồn nước sử dụng thi công.

Phương pháp trộn vữa:

  • Tiến hành đong cát và xi măng theo cấp phối khối lượng và cấp phối để tính được ban quản lý công trình đồng ý, giám sát.
  • Sử dụng máy trộn vữa loại B251 trộn khô theo tỉ lệ quy định, rồi vận chuyển đến nơi xây mới tiến hành trộn nước để xây.

Trình tự và các kỹ thuật cần chú ý trong quá trình xây:

  • Làm sạch bền mặt cần xây.
  • Tiến hành lấy mốc và trãi lớp vữa dưới dày 15 – 20mm, miết mạch đứng dày 5 – 10mm.
  • Tiếp đó, xây một lớp để kiểm tra tim cốt và trãi vữa liên tục để xây hàng kế tiếp cho đến cốt lanh tô ta sẽ dừng lại chờ xây lắp lanh tô.
  • Tiến hành xây tiếp phần tường phía trên lanh tô.
  • Trường hợp các phần xây lỡ thì gạch sẽ được cắt cho phù hợp với kích thước khối xây.
  • Trình tự xây là từ dưới lên trên, tường chính xây trước và tường phụ xây sau, xung quanh xây trước và bên trong xây sau.
  • Nên làm ướt gạch trước khi xây để đảm bảo nó không hút nước của vữa xây, nhằm tạo liên kết tốt khi xây.
  • Dùng một lớp hồ dầu trát ở bề mặt tiếp giáp khối xây nhằm tạo độ liên kết của gạch và bề mặt tiếp giáp đó (dầm, cột).
  • Trong quá trình xây dựng phải giăng dây nhợ và thường xuyên thả quả dọi nhằm đảm bảo cho tường thẳng và bằng phẳng.
  • Mạch vữa dao động từ 8 – 12mm và mạch vữa nằm ngang dày hơn mạch vữa dọc, phải đảm bảo mạch vữa no. Nên điều chỉnh tăng vữa ở phía vữa thấp nếu tường không ngang phẳng.
Cac-buoc-xay-tuong-dung-ky-thuat
Trình tự và các kỹ thuật cần chú ý trong quá trình xây
  • Cách xây có: 3 dọc 1 ngang hay 5 dọc 1 ngang.

  • Lưu ý ở nơi tiếp giáp giữa tường và dầm phải xây xiên. Xây bằng gạch đinh đồng thời các lỗ trống phải chú ý miết kỹ tránh nứt mép ở nơi tiếp giáp của tường và dạ đà.
  • Nơi tiếp giáp của tường với mặt trên của đà được xử lý bằng một lớp hồ dầu khoảng 1cm và xây khoảng 3 hàng gạch đinh để chống nứt.
  • Chú ý khi xây phải chừa những lỗ trống trên tường để sau này lắp dựng cửa, lam gió, đường dây điện và hệ thống ống nước.
  • Khi khối xây hoàn thành nên chú ý hạn chế va chạm lực để khối xây đạt cường độ từ từ.
  • Trường hợp nếu xây tiếp tục tường cũ phải thực hiện tưới nước tường cũ trước khi xây tiếp.

5. Giai đoạn tổ chức làm việc:

Khi vận chuyển các vật liệu xây dựng như xi măng, cát, gạch, đá…đưa đến công trường phải được kiểm tra ngay để đảm bảo đạt yêu cầu, không bị hư hỏng. Nếu chưa đạt phải được xử lý ngay lập tức.

Công đoạn khối xây hoàn thành cũng phải nghiệm thu lại lần nữa cho đến khi công trình hoàn thiện.

Kiểm tra hỗn hợp vữa có được pha trộn đúng tỉ lệ hay không bằng cách lấy mẫu thí nghiệm ngay tại công trường. Mẫu được lấy khi vữa vừa trộn xong đảm bảo về độ dẻo, sụt và độ đồng đều.

Giai đoạn nghiệm thu do chỉ huy trưởng kết hợp với những kỹ sư khác thực hiện.

Tổ đội thực hiện công tác xây phải đảm bảo tính chuyên nghiệp, có thể là người của công ty hay ở ngoài làm việc theo dây chuyền. Đứng đầu mỗi tổ xây là trưởng nhóm, có trách nhiệm với thợ trong tổ và khu vực mình xây. Mỗi tổ trưởng phải nắm chắc trong tổ có số lượng bao nhiêu thợ để phân việc hợp lý.

tho-ho
Giai đoạn tổ chức làm việc

Thợ hồ xây dựng phải chấp hành các biện pháp an toàn lao động trong quá trình làm việc. Đặc biệt là khi làm việc trên giàn dáo, khi làm việc trên cao phải có hành lang bảo vệ, trường hợp tường ngoài thì phải có lưới bao che để tránh vật rơi xuống dưới.

Khi tổ chức mặt bằng thi công phải thuận tiện, bố trí 3 khu:

Khu thao tác xây, khu chứa vật liệu xây dựng và khu chuyển tiếp vật liệu. 3 khu phải gắn liền với nhau. Khi làm việc trên giàn dáo cần đảm bảo giàn dáo vững chắc, sàn công tác chắc chắn đảm bảo chứa vật liệu và thao tác xây.

Nhằm đảm bảo công tác xây dựng liên tục thì cứ 1 thợ chính phải có 1 thợ phụ, nếu kết cấu công trình phức tạp số lượng này cần phải tăng lên.

Gạch vữa sẽ chuyển lên tầng bằng puli, vữa được trộn bằng máy hay thủ công, vữa có thể được trộn dưới đất rồi chuyển lên hay chuyển xi măng lên tầng đang xây và trộn tại chỗ. Nên tiến hành trộn khô trước rồi sau đó mới trộn ướt.

Thợ phụ phải đảm bảo cung cấp vật liệu cho thợ chính liên tục và đầy đủ để đảm bảo thi công liên tục mà không bị gián đoạn.

6. Những yêu cầu kỹ thuật khi xây tường:

  • Chọn gạch có chất lượng cao, thẳng đều, chắc, tránh gạch mo hay cong vênh. Tốt nhất nên lựa chọn gạch từ những đơn vị cung cấp uy tín.
  • Cần tưới nước cho gạch và phần bê tông (cột, dầm, sàn) ở nơi sắp tiến hành xây.
  • Nên giăng dây nhợ khi xây: căng dây ngang (3 hàng gạch 1 lần) và giăng dây dọc từ trên xuống dưới.
  • Chú ý trải lớp vữa, hồ dầu mỏng trên đà hay sàn, cột trước khi tiến hành xây.
  • Tiến hành xây tường từ dưới lên trên, 4 hàng gạch cấy sắt râu 1 lần. Nhằm chống nứt nách tường sau một thời gian sử dụng.
tho-ho
Hướng dẫn xây tường đúng tiêu chuẩn
  • Xây từng hàng gạch phải đảm bảo thẳng, đều từ khoảng 8 – 12mm.
  • Mạch vữa phương ngang và dọc đảm bảo vuông góc với nhau.
  • Đối với tường 200 cần lưu ý: khi tiến hành xây 5 lớp gạch chiều dọc thì phải xây 1 lớp gạch chiều ngang.
  • Thời gian xây cũng nên được lưu ý: khi xây tường khoảng 1,5m thì ngưng và qua chỗ khác xây tiếp nhằm đảm bảo tường có thời gian khô cứng. Sau đó tiến hành xây tiếp, xây một lúc quá cao có thể dẫn đến ngã tường hoặc tường sẽ không được thẳng. Khi quay lại xây tiếp cần tưới nước lại tại vị trí tường ở đó.
  • Tường sau khi xây xong cần được bảo dưỡng và tưới nước thường xuyê, nhằm cung cấp đủ nước cho vữa xây để liên kết với lớp chát sau này.

Chia sẻ kỹ thuật tô tường:

Gọi Thợ 24/7 chia sẻ kỹ thuật to tường từ kinh nghiệm của thợ hồ, thợ phụ của chúng tôi trong quá trình làm việc.

Kỹ thuật tô tường được thợ xây dựng chú trọng vì công đoạn này ngoài đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình này.

Ảnh hưởng nghiêm trọng của kỹ thuật tô tường không đúng kỹ thuật:

Trong quá trình thi công, nhiều đội thi công không chú trọng đến việc thực hiện đúng kỹ thuật tô tường. Nhất là các công trình nhà ở, nhà phố, việc này gây ra các vấn đề nghiêm trọng:

  • Tường nhà sau thời gian sử dụng sẽ xuất hiện các vết nứt chân chim, có các vết nứt theo ống điện âm tường. Cũng có những vết nứt dọc theo đà, cột bê tông.
  • Tường nhà sẽ bị thấm nước từ bên ngoài vào mùa mưa.
  • Với bức tường không bằng phẳng, căn nhà sẽ trở nên mất thẩm mỹ.
anh-huong-cua-to-tuong-sai-ky-thuat
Ảnh hưởng của việc tô trát tường sai kỹ thuật

Hướng dẫn cách tô trát tường đúng kỹ thuật:

Quy trình tô trát tường đúng kỹ thuật gồm các bước sau:

1. Công đoạn chuẩn bị bề mặt:

Trước khi thực hiện tô trát tường cần có:

  • Kiểm tra bề mặt cần thi công tô trát có bằng phẳng hay không. Tiến hành đục bỏ những vị trí bê tông dư thừa để bề mặt bằng phẳng hơn. Sau đó, thực hiện vệ sinh sạch sẽ bề mặt loại bỏ các chất bẩn bám dính trên tường, rong rêu.
  • Tiến hành đóng lưới mắt cáo các khu vực tường gạch tiếp giáp với đà bê tông, cột, góc tường. và các khu vực có ống điện âm tường đi qua.
  • Thực hiện công đoạn tô tường sau khu xây xong 24 giờ. Tưới nước tạo ẩm cho tường gạch nếu quá khô, hạn chế tưới quá nhiều.

2. Công đoạn ghém tường:

  • Dùng dây dọi hay máy tia laser để ghém tường.
  • Sử dụng hồ dầu và gạch bể đẻ ghém lên tường tạo mặt phẳng.
  • Trong quá trình thực hiện nên lưu ý ke 4 góc phải vuông vứt, tránh bị méo lệch.

3. Công đoạn chuẩn bị vữa tô:

  • Để trộn vữa tô cần sàng lọc cát trước. Cát sẽ được sàng lọc qua lưới sàng cát 1,5mmx1,5mm.
  • Tỉ lệ trộn vữa là: 1 bao xi măng + 10 thùng cát + 18 lít nước.
  • Tiến hành trộn vữa bằng máu trộn, không được trộn vữa bằng phương pháp thủ công vì chúng sẽ không đều.
  • Dùng máng chứa hồ vữa để chúng không bị mất nước.

4. Tiến hành công đoạn tô tường:

  • Chuẩn bị hồ dầu để quét lên các vị trí đà, cột bê tông và các mối nối tô tường cũ.
  • Bề dày lớp tô đạt tiêu chuẩn là 10 – 15mm. Trường hợp bề dày tô quá dày phải trát thành nhiều lớp mỏng, tiến hành trát lớp thứ nhất để khô rồi mới tiến hành trát lớp tiếp theo.
  • Cho vữa lên tường sau đó sử dụng thước nhôm để tạo phẳng bức tường theo từng mảnh ghép.
  • Sau đó, để tường se lại rồi dùng bàn tay để xoa mặt chống nứt và tạo bề mặt phẳng mịn.
  • Tường sau khi tô từ 4 – 6 tiếng tiến hành tưới nước để bảo dưỡng, quá trình này kéo dài 2 -3 ngày. Trường hợp thời tiết nóng, quá khô cần tưới bảo dưỡng thường xuyên để tránh nứt tường.

Nếu bạn thực hiện đúng kỹ thuật thì tường sẽ đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ cao.

ky-thuat-to-trat-tuong
Hướng dẫn tô trát tường đúng kỹ thuật

Tổng hợp những câu hỏi và kiến thức cơ bản về xây dựng:

1. Tại sao thợ hồ hay tưới nước vào gạch trước khi tiến hành xây?

Cần phải tưới nước vào gạch trước khi xây vì gạch có tính chất hút nước mạnh, khi gạch khô đêm đi xây không tưới nước gạch sẽ hút hết lượng nước có trong hỗn hợp vữa, làm cho vữa không còn đủ nước để kết dính và đông cứng.

Vì vữa là hỗn hợp gồm xi măng, cát và nước, sau khi trộn vữa cần có một khoảng thời gian để kết dính và đông cứng sau đó kết nối các viên gạch với nhau.

Vì thế, nên trước khi xây ta cần tưới nước vào gạch để hạn chế khả năng hút nước của gạch.

tho-ho
Tại sao phải tưới nước vào gạch trước khi xây tường

2. Vì sao thép trong ô văng hay mái đón được đặt bên trên mà không đặt bên dưới và sát mặt ván khuôn?

 Khi quan sát một tấm bê tông cốt thép (BTCT) không có cốt thép hay có cốt thép mà đặt sai vị trí, ta thấy được do sức nặng của nó tấm đan sẽ xuất hiện các vết nứt bên trên gần tường hay đà neo. Đến khi các vết nứt rộng ra và sẽ ăn sâu xuống mặt dưới tấm đan, khi đó tấm đan sẽ bị gãy.

Mục đích của việc đặt cốt thép sát bề mặt phía trên của tấm đan bê tôn cốt thép có thể ngăn chặn các vết nứt không tiến quá sâu qua khỏi lớp cốt thép. Tấm BTCT sẽ không bị gãy hay đổ.

3. Vì sao trong các tấm đan sàn BTCT xung quanh có đà và cốt thép giáp đà có 2 lớp trên – dưới mà cốt thép ở giữa sàn chỉ có một lớp ở dưới?

Việc đặt lớp cốt thép ở dưới giữa sàn nhằm ngăn chặn các vết nứt ở bên dưới cũng như giữa sàn. Cũng tương tự, khi đặt lớp cốt thép bên trên phần sàn giáp đà nhằm ngăn chặn các vết nứt ở bên trên tại vị trí phần sàn giáp đà.

4. Vì sao căn nhà xây móng – cột – tường bằng gạch khi đang xây các tấm ô văng thường bị đổ?

Có 2 nguyên nhân khiến tấm ô-văng bị đổ khi xây móng, cột, tường nhà bằng gạch:

  • Do tấm đan BTCT tự gãy.
  • Do tấm đan BTCT không có đà ngàm vào tường để tận dựng tải trọng của phần tường bên đà làm đối trọng. Hay đơn giản là đối trọng này không đủ khả năng giữ tấm ô- văng để nó không bị đổ, lật.

5. Vì sao móng của nhà lầu được đúc ở độ sâu 1,4m – 1,8m hoặc có thể sâu hơn?

Đất nền cần có độ cứng để chịu được tải trọng của công trình tác động xuống móng để móng không bị lún, khả năng này được gọi là sức chịu tải của đất nền hay cường độ đất nền. Đơn vị tính kg/cm2, tấn/m2. Móng càng xuống sâu dưới mặt đất, sức chịu tải của đất nền càng ổn định.

Móng càng sâu sẽ làm tăng sức chịu tải của đất nền và làm cho các yếu tố giảm sức chịu tải như trượt, trồi đất, hiện tượng nhão hóa đất do ngập nước…sẽ giảm xuống hay không xảy ra.

6. Độ sâu đặt móng ở nhà liền kề có gây ảnh hưởng đến móng của công trình đang xây dựng hay không?

Câu trả lời là có ảnh hưởng. Để đảm bảo không xảy ra hiện tượng trượt, trồi đất ở trường hợp độ sâu của móng 2 công trình khác nhau thì móng của 2 công trình phải cách nhau một khoảng nhất định. Khoảng cách giữa 2 móng phải lớn hơn 1,5 lần khoảng cách chênh lệch độ sâu giữa 2 móng.

7. Vì sao nhà cao tầng gặp sự cố bị nghiêng khi đang xây?

Có 2 nguyên nhân chính làm cho nhà nhiều tầng bị nghiêng khi đang xây:

  • Do móng lún không đều (móng băng và móng bản) hay độ lún giữa các móng chênh lệch quá giới hạn cho phép (móng băng hay móng đơn).
  • Do thi công hay thiết kế không đúng kỹ thuật dẫn đến kết cấu móng bị phá hủy: móng đế, đà móng, cổ cột hay đà kiềng ngang bị gãy.

8. Các yếu tố làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của các thiết bị dùng điện trong nhà?

Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến tuổi thọ của các thiết bị điện là:

  • Sự ổn định của cường độ dòng điện hay nguồn điện.
  • Số lần tắt mở khi dùng thiết bị điện. Nguyên nhân cũng bắt nguồn bởi sự ổn định của dòng điện, vì hiện tượng tự cảm mỗi lần tắt mở nên cường độ dòng điện có biến thiên.

9. Quy cách sử dụng dây điện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật:

Tùy thuộc vào công suất tiêu thị của từng thiết bị điện và cụm thiết bị mà sử dụng dây điện đúng quy cách để đảm bảo không xảy ra các sự cố quá tải, cháy dây điện…

Ký hiệu quy cách dây dẫn điện theo cấu tạo gồm 2 loại:

  • Dây lỏi đồng đơn, đặc: dây đơn 12/10, 16/19, 20/10, 26/10, 30/10…Trong đó, các số 12, 16, 20, 26, 30…chỉ đường kính dây, đơn vị tính là mm.
  • Dây lỏi dạng cáp (bao gồm những dây nhỏ xoắn vào nhau): Cáp 1.12; 1.5; 2.0; 2.5; 3.0; 3.5; 4.0; 5.0; 5.5; 6.0; 7.0; 8.0; 10.0; 11.0…Các số liệu này chỉ tiết diện dây dẫn điện, có đơn vị tính là mm2.

Các loại dây nêu trên sẽ được ghép dính với nhau tại tiếp điểm giữa 2 lớp nhựa bảo vệ để hình thành dây đôi, dây đẹp nhằm thuận tiện cho việc đi dây. Có các loại dây đôi như 2×16, 2×24, 2×30, 2×32…Và các loại dây dẹp như: 2×1.5, 2×2.5, 2×4.0, 2×6.0…

Cũng có loại được bọc tròn bởi hai thành 1 dây được gọi là dây bọc tròn 2 ruột. Các loại dây bọc tròn 2 ruột: 2×1.0, 2×1.5, 2×2.5, 2×4.0, 2×6.0…

Quy cách sử dụng dây điện trong nhà ở dân dụng:

  • Dây nguồn: 14mm2.
  • Dây nối đất 10mm2.
  • Dây máy lạnh, tủ lạnh, máy nước nóng, bàn ủi, bếp điện: 3.5mm2.
  • Dây ổ cắm điện là 3.5mm2.
  • Dây điện đèn 2.5mm2.
  • Dây điện công tắc đèn: 1.5mm2.

Đối với nhà nhiều tầng nên thiết kế mỗi tầng có dây nguồn riêng. Tùy thuộc vào công suất tiêu thụ của các thiết bị điện từng tầng mà sử dụng dây nguồn có tiết diện khác nhau: 5.5mm2, 6.0mm2, 7.0mm2, 8.0mm2…

10. Quy cách sử dụng ống nước hợp lý và đúng yêu cầu kỹ thuật?

Đường ống nước cấp:

Trường hợp nhà nhiều tầng, nguồn nước cấp từ nhà máy nước cung cấp không đủ áp lực để dẫn lên các tầng lầu. Khi đó, nguồn nước sẽ được dẫn vào bồn hay bể nước ngầm đặt ở tầng trệt. Sau đó, dùng máy bơm nước từ bồn nước ngầm kia lên bồn nước được đặt ở sàn mái. Nước từ bồn chứa ở sàn mái sẽ được dẫn xuống các tầng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt.

Quy cách sử dụng ống nước:

  • Ống nước dùng cho đồng hồ nước vào bồn chứa nước ngầm: Dùng ống có ø34 hay ø27.
  • Ống nước dùng từ bồn ngầm lên bồn trên mái nhà có ø27.
  • Ống nước dùng từ bồn nước trên mái nhà xuống các tầng: Trường hợp sử dụng mỗi tầng một ống nước riêng là ống có ø34. Trường hợp sử dụng mỗi tầng một ống nước riêng là ống có ø34. Khuyến khích nên sử dụng mỗi tầng một ống nước cấp riêng nhằm tránh sự cố giảm áp, khi sự cố này xảy ra nguồn nước không còn áp lực đủ mạnh để phục vụ các tầng bên trên. Còn trường hợp dùng chung một ống nước cho các tầng sử dụng ống có ø49.
  • Ống nhánh dùng để dẫn nước đi tới các phòng là ống ø27.
  • Ống nước dùng để dẫn nước ra các thiết bị có ø21.

Đường ống nước thoát:

  • Ống thoát nước mưa trên sàn mái, sân thượng có ø114 hay ø90.
  • Ống thoát nước mưa ban công có ø60.
  • Ống thoát nước dùng cho nước thải sinh hoạt: Sử dụng chung với ống thoát nước mua sân thượng, sàn mái.
  • Ống nước thoát từ các tầng xuống hầm vệ sinh tự hoại có ø114 hay ø90.
  • Ống nước dùng từ ngăn lắng – lọc của hầm vệ sinh tự hoại ra cống chung có ø90.
  • Ống thoát nước rút hầm cầu đặt từ ngăn chứa hầm vệ sinh tự hoại ra ngoài nhà có ø114.