Hướng dẫn cách thau rửa bể nước ngầm, bể nước sinh hoạt định tại nhà. Bể nước ngầm là công cụ dùng để tích trữ nước sạch phục vụ cho sinh hoạt và đời sống hàng ngày của mỗi hộ gia đình.
Bể nước khi sử dụng lâu ngày sẽ xuất hiện các chất bẩn, rong rêu bám vào, các cặn bã đọng lại dưới đáy bể hoặc nguy hiểm hơn có cả vi khuẩn, vi sinh vật sinh nổi nảy nở.
Vì thế việc làm sạch, thau rửa bể nước ngầm là một việc làm rất cần thiết. Bởi khi bể nước bị dơ bẩn, không được đảm bảo vệ sinh chính là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh nguy hiểm đến người sử dụng.
Bạn đã biết cách vệ sinh bể nước ngầm, bể nước sinh hoạt đúng cách chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách làm sạch bể nước ngầm, bể nước ăn, bể nước mới xây đúng kỹ thuật nhé!
Mục lục
- Bể nước ngầm:
- Thực trạng bể chứa ngầm, bể nước sinh hoạt nhiễm bẩn:
- Khi nào cần thực hiện vệ sinh thau rửa bể nước ngầm?
- Nguyên nhân dẫn đến bể nước ngầm không đảm bảo vệ sinh?
- Dấu hiệu nguồn nước trong bể nước đã bị ô nhiễm:
- Ảnh hưởng nghiêm trọng của nguồn nước bị ô nhiễm:
- Các biện pháp bảo vệ nguồn nước:
- Hướng dẫn cách thau rửa bể nước ngầm chỉ với 5 bước:
- Cách làm sạch bể nước ngầm bằng chanh – khế chua – giấm ăn:
- Cách thau rửa bể chứa nước ngầm, bể nước ăn bằng cây chuối tươi và bèo lục bình:
- Cách thau rửa bể nước bằng hỗn hợp calcium – clorin – clorua vôi:
- Hướng dẫn cách thau rửa khử mùi bể nước ngầm, bể nước ăn mới xây:
- Đội thợ thau rửa bể nước ngầm uy tín:
Bể nước ngầm:
Bể nước ngầm chính là một dụng cụ chứa nước không thể thiếu của hầu hết các hộ gia đình, trường học, cơ quan. Công năng chính của bể ngầm là dùng để tích trữ nước sạch phục vụ cho sinh hoạt và đời sống hàng ngày.
Thông thường khi xây nhà thì chủ hộ sẽ thi công bể nước ngầm ở dưới lòng đất mang thể tích phù hợp với cơ sở lắp đặt cũng như nhu cầu sử dụng. Hầu hết các công trình nhà ở, công cộng hiện nay đang sử dụng dạng hệ thống bể ngầm được xây bằng vật liệu bê tông cốt thép, gạch vữa.
Tuy nhiên, loại bể này có nhược điểm là dễ bị nứt vỡ do lún, nghiêng, ngoài ra còn là nguy cơ ngấm nước bẩn từ bên ngoài vào bể, trở thành môi trường sinh sống của các loài sinh vật gây bệnh. Chính vì thế mà đòi hỏi quá trình thi công phải đảm bảo, chỉnh chu qua từng khâu có như vậy thì chất lượng bể chứa mới bền lâu.
Thực trạng bể chứa ngầm, bể nước sinh hoạt nhiễm bẩn:
Ngày qua ngày thì những bể chứa đó sẽ tích tụ cặn, vi khuẩn, rong rêu… dưới đáy hoặc bám vào thành bể làm chất lượng nước không còn được như lúc đầu. Ngoài ra, khi đậy nắp không kỹ sẽ làm bụi, nước mưa, động vật nhỏ như chuột, gián có thể rơi vào bồn nước làm thối nước sẽ bị hư nước cả bể.

Dù vậy những bể chứa này sau một khoảng thời gian sử dụng sẽ bắt đầu xuất hiện các loại vi khuẩn, đóng cặn, rêu tại đáy cũng như thành bể chứa từ đó khiến cho chất lượng nguồn nước bị ảnh hưởng. Ngoài thì các nguyên nhân dưới đây cũng là tác nhân ảnh hưởng tới nguồn nước:
- Bể nước được đậy nắp nhưng không kín tạo điều kiện cho bụi bẩn, nước mưa, động vật nhỏ như chuột, gián có thể rơi vào bồn nước làm ô nhiễm nước.
- Các bể nước, bồn nước sử dụng lâu nhưng không được vệ sinh định kỳ.
- Nơi cung cấp nguồn nước không xử lý tốt tạp chất từ ban đầu từ đó khiến nước có mùi hóa chất clo, xuất hiện nhờn bám trên thành bể chứa.
- Hệ thống đường ống dẫn nước không đảm bảo chất lượng, bị nứt vỡ, rò rỉ làm cho đất cát, vi khuẩn xâm nhập vào bồn nước.
- Những đợt bão lũ, thiên tai khiến nước thải, nước bẩn tràn vào trong bể chứa.
Một khi nơi chứa nước bị bẩn sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước sử dụng từ đó gây nguy cơ xấu đối với sức khỏe, có thể kể đến các bệnh do dùng nước bẩn như mẩn ngứa, đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc, đau mắt đỏ, nặng hơn là nguy cơ ung thư.
Khi nào cần thực hiện vệ sinh thau rửa bể nước ngầm?
Chúng ta cần nhanh chóng liên hệ thợ vệ sinh bể nước ngầm nhà mình sau khi gặp phải những trường hợp sau:
- Bể đã được sử dụng trong thời gian dài mà chưa tiến hành vệ sinh, khiến cho rong rêu, cặn bã, váng đục hay vi khuẩn trú ẩn, bám vào bình.
- Bể nước không được đậy kín kĩ càng, sau một đợt mưa lũ kéo dài nước bẩn hoặc rác thải tràn vào bể.
- Nước dùng không đảm bảo vệ sinh, nước bị ô nhiễm, các độc tính có trong nước sẽ gây hại với sức khỏe người dùng.

- Vị trí đặt bể nước có độ ẩm cao, thiếu ánh sáng nên bể nước dễ bị xuống cấp. Nguồn nước cũng bị ảnh hưởng, vi khuẩn, vi sinh vật hay bụi bẩn, rác, cặn bã gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta khi sử dụng nguồn nước đó.
- Lời khuyên từ chuyên gia công ty chúng tôi là bạn nên lên lịch theo dõi vệ sinh thường xuyên bể nước của nhà mình 6 tháng/lần. Nhằm đảm bảo sự an toàn khi sử dụng, giúp tốt cho sức khỏe của các nhân và các thành viên trong gia đình bạn nhé!
Nguyên nhân dẫn đến bể nước ngầm không đảm bảo vệ sinh?
Như chúng ta đã biết đấy, mỗi ngày trên truyền thông báo chí đều đưa tin số người mắc các bệnh về môi trường và nguồn nước ngày càng tăng. Nguy hiểm hơn nhiều người còn mắc ung thư do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm trong thời gian quá dài. Do đó mới thấy được nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh an toàn thực phẩm vô cùng cần thiết với mỗi con người chúng ta và nhiều khách hàng tìm cách thau rửa bể nước ngầm sạch sẽ nhất.

- Bể nước ngầm không được vệ sinh thường xuyên, là cơ hội cho vi khuẩn, vi sinh vật sinh sôi nảy nở.
- Bể nước ăn ngầm chứa nước bị ô nhiễm và độc hại hoặc tính năng lọc nước kém.
- Các trận ngập lụt, làm cho các nước dơ, chất thải tràn vào bể nước ngầm.
- Do bể ngầm làm từ vật liệu bê tông đây là vật liệu rất dễ dàng bị thấm, dễ bị rêu mốc tạo thành các vi sinh vật có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thể chất con người.
- Bể đậy nắp không kín những động vật kích thước vừa phải có thể chui vào, nguy hiểm cho bể.
Dấu hiệu nguồn nước trong bể nước đã bị ô nhiễm:
Để có được nguồn nước sử dụng an toàn và sạch sẽ thì chúng ta cần phải có các biện pháp cụ thể để xác định nguồn nước ô nhiễm ngay khi nó xảy ra và kịp thời có cách làm sạch bể nước khắc phục nó.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bể nước sạch nhà bạn không còn an toàn như bạn nghĩ:
- Nước bị nhiễm sắt, phèn: Có mùi tanh khó chịu và màu xanh vàng.
- Nước nhiễm Hydrogen sulfide (H2S): Có mùi trứng thối lẫn trong nước.
- Nước nhiễm Clo: Có mùi giống như thuốc sát trùng trong bể bơi.
- Nước nhiễm mangan: Nước có váng đen, bám chặt vào dụng cụ đựng nước, váng đen này chính là mangan bị ôxy hoá tạo thành mangan ôxít.
- Ngoài ra chúng ta còn có thể thấy nguồn nước có lẫn rong, rêu, bọ, cát bẩn…khi xả ra sử dụng.

Khi phát hiện ra nguồn nước nhà mình mắc phải các dấu hiệu trên thì bạn tiến hành các thao tác dừng sử dụng và có cách vệ sinh bể chứa nước ngầm sự cố ngay nhé!
Ảnh hưởng nghiêm trọng của nguồn nước bị ô nhiễm:
- Tỉ lệ các bệnh cấp và mạn tính như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư…Ngày càng cao trong khu vực người dân sống gần và sử dụng nguồn nước ô nhiễm.
- Tổn thất lớn trong sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản.
- Ung thư da do sử dụng nguồn nước ô nhiễm. Trong nước có hàm lượng asen 0,1mg/l Asen gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn. Trước khi ăn uống hay sinh hoạt cần xử lý nước nhiễm asen.
- Các bệnh lý về thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư.
- Gây bệnh cao huyết áp do nhiễm Natri, bệnh tim mạch.
- Lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng.
- Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho…do ngấm xuống nước gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa.
- Gây ung thư các cơ quan nội tạng do tích rụ lâu ngày.
- Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật.
- Vi khuẩn, ký sinh trùng gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán.
- Rác thải kim loại nặng các loại: Titan, sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.

Các biện pháp bảo vệ nguồn nước:
Với những tác hại vô cùng phức tạp và nghiêm trọng của ô nhiễm nguồn nước. Điều cần thiết chính là đề ra các giải pháp bảo vệ nguồn nước. Bảo vệ nguồn nước là chiến lược về lâu và dài, cần sự đồng lòng của tất cả mỗi cá nhân cho tới tổ chức. Không kể đồng bằng hay miền núi xa xôi, nông thôn tới thành thị.
- Ở mỗi hộ gia đình, ta có thể áp dụng các phương pháp xử lý nước đơn giản như sử dụng máy lọc nước. Thực hiện ăn chín uống sôi.
- Bên cạnh đó, đề ra các biện pháp xử lý nước ngay từ nguồn cung cấp, xử lý và cải thiện hệ thống vệ sinh, lọc nước hiệu quả phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất.
- Đẩy mạnh nâng cao ý thức cho người dân trong bảo vệ nguồn nước bằng các chiến dịch truyền thông.
- Tích cực xử lý triệt để các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước. Áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn trong kiểm soát ô nhiễm từ mỗi cá nhân tới các doanh nghiệp lớn nhỏ đều phải có các tiêu chuẩn về nước thải phù hợp để đảm bảo nguồn nước luôn trong sạch.
Chúng tôi cũng khuyên bạn nên sử dụng máy lọc nước để phục vụ cho nhu cầu sử dụng hàng ngày, hạn chế các chất độc hại đi trực tiếp và trong cơ thể để bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình mà vẫn đảm bảo tiết kiệm chi phí thời gian và đạt hiệu quả tốt.

Hướng dẫn cách thau rửa bể nước ngầm chỉ với 5 bước:
Chuẩn bị dụng cụ:
Trước khi tiến hành cách vệ sinh bể chứa nước bạn cần chuẩn bị các dụng cụ sau:
- Bàn chải chà.
- Xô nước.
- Chất tẩy rửa chuyên dụng.
- Bột chống thấm sử dụng với bể ngầm.
- Xi măng, cát.
- Bay để trát xi măng.
- Con lăn.
- Cuối cùng là đồ bảo hộ và khẩu trang y tế cho cá nhân bạn.
Quy trình thau rửa bể nước ngầm, bể chứa nước sinh hoạt:
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ trên thì bạn lần lượt tiến hành các bước sau:
- Bước 1: Xả hết nước đang có trong bể ra ngoài, bạn có thể xả van xả hoặc dùng xô để múc hết ra. Sau đó bạn đóng chặt van xả lại hoặc dùng túi ni long, giẻ lau để bịt kín những đầu đường ống để khi thực hiện quá trình chà rửa, bủi bẩn, rác không đi ra ngoài gây tắc nghẽn đường ống nhé!
- Bước 2: Dùng bàn chải chà, đánh bay các vết mảng bám, rong rêu, bụi bẩn, cặn bã bám vào mọi ngóc ngách của bể, sau đó dùng xô múc hết chúng ra ngoài.

- Bước 3: Dùng chất tẩy rửa chuyên dụng mà bạn đã chuẩn bị trước đó để xua tan đi những mảng bám trên thành bể. Sau đó rửa sạch bằng nước sạch, đảm bảo khi hoàn thành xong thì không có chất tẩy rửa lưu lại ở bể nhé.
- Bước 4: Đối với trường hợp bể nước ngầm, bị thấm, bị nứt, vỡ dẫn đến thấm nước bể nước ngầm thì sau khi vệ sinh bạn để khô ráo rồi dùng hỗn hợp xi măng cát để trám lại những vị trí đó. Tiếp theo dùng bột chống thấm để trét lên vị trí cần dùng nó nhé! Bạn có thể tự mình thực hiện công đoạn bằng cách tham khảo cách xử lý chống thấm bể nước bị nứt.
- Bước 5: Hoàn thành, bạn chỉ cần xả nước trực tiếp vào và sử dụng như thường.
Khi thực hiện thau rửa bể nước ăn cần lưu ý:
- Nếu gia đình của bạn có sử dụng cùng lúc 2 bể nước ngầm thì cần tiến hành thau rửa, vệ sinh cả 2 bể cũng như đường ống nối 2 bể để đảm bảo vệ sinh.
- Các bể nước ngầm sau khoảng thời gian dài sử dụng mà không được vệ sinh sẽ có cặn bẩn cứng đầu khi này bạn cũng không nên sử dụng các dụng cụ vật lí thông thường như dao hoặc búi rác để cọ, kỳ vì nó có thể là hư hại đến bể nước.
- Mua các hóa chất tẩy rửa vì nếu mua phải hóa chất độc hại có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Do đó khi mua hóa chật nên tìm hiểu thật kỹ về nguồn gốc, xuất xứ cũng như thành phần bên trong. Sử dụng cần cẩn thận, dùng lượng vừa phải và sục rửa thật kỹ.
- Một trong những lựa chọn tốt nhất khi vệ sinh bể nước ngầm lâu ngày không sục rửa chính là thuê dịch vụ vệ sinh bể nước chuyên nghiệp. Đội ngũ nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm trong thi công thau rửa bể nước thì chúng tôi đảm thực hiện vệ sinh nhanh chóng, hiệu quả, sạch sẽ và an toàn nhất cho quý khách.
- Do quá trình thực hiện vệ sinh, thau rửa bể nước bắt buộc bạn phải tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất độc hại và những loài vi khuẩn gây bệnh chính vù thế việc trang bị các thiết bị bảo hộ và dụng cụ chuyên dụng là rất quan trọng, cần thiết. Một số vật dụng bạn nên chuẩn bị như quần áo bảo hộ, mũ chất lượng, giày ống, khâu trang, găng tay cao cấp.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất trong vệ sinh bể nước ăn, chỉ dùng khi gặp trường hợp bắt buộc. Các loại hóa chất nếu không biết cách sử dụng có thể gây nguy hại cho sức khỏe của người dùng. Nếu có sử dụng hóa chất bạn cần mua các loại đã được bộ Y Tế cấp phép và dùng với liệu phù hợp, nhớ sử dụng cận thận.

Mong rằng bài viết hướng dẫn cách thau rửa bể nước ngầm trên đã giúp được quý khách hàng giải quyết nỗi lo bể nước ngầm bị bẩn, không đảm bảo vệ sinh.
Cách làm sạch bể nước ngầm bằng chanh – khế chua – giấm ăn:
Có thể thấy rằng việc thực hiện vệ sinh, thau rửa bể chứa nước thực sự rất quan trọng, đặc biệt là với sức khỏe của chúng ta. Vệ sinh bể nước không phải ngày một ngày hai mà nó cần được thực hiện theo đình kỳ và chúng ta cần có kế hoạch rõ ràng.
Tuy nhiên nếu cứ đến thời điểm vệ sinh bạn lại phải liên hệ thuê dịch vụ vệ sinh thì sẽ khá là tốn kém. Chính vì thế mà việc nắm được các phương pháp vế inh bể nước, bồn nước thực sự hữu ích và giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá.
Đã có rất nhiều người chia sẻ về việc họ vệ sinh bể nước bằng các nguyên liệu tử tự nhiên rất an toàn như sử dụng chanh, giấm, khế để làm sạch bể nước, bồn chứa nước. Tất nhiên những phương pháp bạn chỉ nên áp dụng với các bể nước, bồn nước có kích thước nhỏ với thiết kế không quá phức tạp.

Ưu điểm khi vệ sinh bể nước bằng chanh, khế, giấm:
Khi tự mình thực hiện vệ sinh bể nước thì việc sử dụng các phương pháp thủ công, các nguyên liệu tự nhiên luôn được khuyến khích do tính an toàn và đơn giản của nó. Với các cách tẩy rửa bằng hóa chất thì bạn cần thực sự hiểu rõ nó, đảm bảo về chất lượng của hóa chất và sử dụng một cách phù hợp nếu không lượng hóa chất tồn dư trong nguồn nước sẽ gây nên những hệ quả nguy hiểm. Những vật liệu như chanh, khế, giấm thường được nhiều người sử dụng để vệ sinh bồn nước, các kết quả cho thấy chúng mang đến hiệu quả khá tốt và thực sự an toàn
Quy trình thau rửa bể nước bằng chanh, khế, giấm an toàn hiệu quả:
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu cũng như dụng cự cần thiết. Về nguyên liệu có thể chanh, khế hoặc giấm. Các dụng cụ cần có gồm cọ rửa, khăn lau, chổi, xô chậu, vòi xịt, đồ bảo hộ như găng tay, mũ, nón.
- Bước 2: Công việc đầu tiên là bạn hãy rú hết nước có trong bể ra ngoài, có thể chùa một ít để vệ sinh. Hãy dùng chổi và cọ rửa làm sạch các mảng bám đang có trong thành bể, đáy bể sau đó thực hiện xả nước để đẩy các cặn bẩn, ròng rêu đã cọ rửa ra bên ngoài.
- Bước 3: Nếu có chanh hoặc khế hãy cắt ra thành các miếng vừa để chà vào miệng bể, thành bể, đáy bể. Trường hợp dùng giấm bạn hãy thấm giấm ăn vào khăn để chà tương tự. Với những màng bám cứng đầu hãy ngâm bể trong tình trạng này khoảng 30 phút sau đó dùng cọ chà những chỗ đó.
- Bước 4: Tiến hành sục rửa bể nước từ 1 đến 2 lần.
- Bước 5: Xả hết nước trong bồn ra ngoài, lau qua và chờ bể khô là có thể bơm nước lại sử dụng như bình thường.
Cách thau rửa bể chứa nước ngầm, bể nước ăn bằng cây chuối tươi và bèo lục bình:
Với phương pháp này bạn cần chuẩn bị, chặt thân chuối và bóc bỏ các lớp vỏ già bên ngoài rồi đem thả vào bể nước, ngâm như thế trong khoảng vài ngày.
Ngoài ra bạn có thể thay thế thân chuối bằng bèo lục bình cũng mang đến hiệu quả tương tự hoặc kết hợp cả hai. Sử dụng thân chuối và bèo để vệ sinh bể nước là là một trong những phương pháp hiệu quả, thân thiện an toàn với người dùng.

Cách thau rửa bể nước bằng hỗn hợp calcium – clorin – clorua vôi:
Với các chất bẩn quá cứng đầu thì nhiều người sẽ sử dụng tới hóa chất và clorin chính là một loại hóa chất có đặc tính mạnh mẽ trong việc khử mùi, diệt khuẩn, khử trùng. Khi sử dụng hóa chất bạn nên tìm mua các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và sử dụng với liều lượng vừa đủ.

Hướng dẫn cách thau rửa khử mùi bể nước ngầm, bể nước ăn mới xây:
Với nhiều hộ gia đình khi thực hiện xây nhà thì bể chứa nước ngầm là công trình không thể thiếu sót. Các bể nước thường được xây dựng bằng xi măng và là bộ phận chứa nước, cấp nước dùng trong các hoạt động sinh hoạt thiết thực hàng ngày của chúng ta. Nhưng trước khi đem vào sử dụng bạn cần tiến hành khử sạch mùi và thau rửa bể nước để đảm bảo an toàn nguồn nước.
Dưới đây là các bước giúp quý khách tự vệ sinh bể nước ngầm mới xây dựng tại nhà.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cần dùng để vệ sinh bể nước mới xây.
Công tác chuẩn bị dụng cụ, đồ bảo hộ là rất quan trọng, bạn cần chuẩn bị các đồ dùng gồm: găng tay, bàn chải, xô nước, khẩu trang, chất tẩy rửa, bột chống thấm sử dụng cho bể ngầm.
Bước 2: Chuẩn bị trước khi tiến hành vệ sinh.
- Bạn hãy sử dụng van xả nước hoặc dùng xô, chậu, máy hút nước để có thể tháo toàn bộ nước đang có trong bể chứa ra ngoài.
- Khi mực nước còn lại lượng vừa nhất định bạn hãy dùng nilon, dẻ lau để bịt lại những đầu đường ống, việc này là để hạn chế tình trạng khi đang thực hiện thau rửa các chất bẩn sẽ lần theo đường ống nước từ đó khiến cho đường ống bị tắc sau khi bạn cọ rửa bể nước xong.

Bước 3: Tiến hành vệ sinh bể nước mới xây.
- Với các mảng bám. rong rêu, đất mùn, cặn bẩn, cặn nước, lắng đọng trong đáy bể bạn hãy sử dụng bản chải để cọ, chà sạch chúng sau đó sử dụng xô hoặc chậu để loại bỏ chúng thoát ra khỏi bể.
- Sẽ có những mảng bẩn cứng đầu khi này bạn hãy sử dụng các chất tẩy rửa đã chuẩn bị trước đó để chà, vệ sinh. Nhớ sử dụng với lượng vừa đủ và hãy sục rửa thật kỹ bằng nước sạch. Cần đảm bảo các chất bẩn cũng như hóa chất sẽ không còn đọng lại bên trong bể chứa.
- Bạn có thể sử dụng khế hoặc chuối để khử mùi xi măng của bể nước.
- Nếu bể nước nhà bạn là nước ngầm hoặc bể lọc cặn bẩn hãy phơi khô trước khi sử dụng. Còn nếu nhà bạn sử dụng bình nước inox đẻ chứa nước thì sau công đoạn này bạn có thể xả nước trực tiếp vào để sử dụng.
Bước 4: Xử lý chống thấm bể nước.
Đối với các bể nước ngầm và bể lọc chất bẩn thì sau khi đã được phơi khô cần tiến hành thi công gia cố cho những điểm đã trở nên nứt, vỡ mảng bằng hỗn hợp xi-măng, cát. Bạn cần chờ cho hỗn hơn xi măng – cát khô rồi mới có thể thực hiện chống thấm cho thành bể chứa nước. Chống thấm rất quan trọng, giúp cho nước được đảm bảo an toàn không bị rò rỉ ra bên ngoài.
Một số lưu ý khi tự vệ sinh bể nước ngầm mới xây.
- Các bể ngầm thường có miệng khá nhỏ làm không khí khó lưu thông từ đó gây nguy hiểm cho người vệ sinh khi bị ngạt.
- Bể lắp phao điện sẽ dễ bị rò rỉ điện khiến người vệ sinh có thể bị giật trong khi xúc rửa bể ngầm.
- Khi vệ sinh bể ngầm cần ngoi lên thở khoảng 15p/lần vì lượng oxi dưới bể ít, có thể gây ngạt cho người vệ sinh.
Các công ty, đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh bể nước luôn sẵn sàng đội ngũ thợ thi công tay nghề cao để phục vụ nhu cầu từ khách hàng. Bên cạnh đó, thợ còn được trang bị dụng cụ chuyên dụng, hóa chất an toàn để thực hiện vệ sinh nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Một trong những vấn đề thường gặp nhiều nhất tại các hộ gia đình vừa mới xây nhà chính là váng bẩn, cặn bẩn xi măng có trong bể ngầm. Mùi xi măng có trong bể nước thực sự gây nên tâm lý lo lắng cho người sử dụng. Và việc cần làm là xử lý mùi nước xi măng trong bể nước mới xây nếu không nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe bạn và gia đình bạn. Ngay dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách để vệ sinh, khử mùi xi măng cho bể nước mới xây.
Đội thợ thau rửa bể nước ngầm uy tín:
Chi phí thuê dịch vụ vệ sinh thau rửa bể chứa nước ngầm (VNĐ):
- Vệ sinh bể nước ăn với bể dung tích < 500 lít có mức giá dao động từ 000 – 300.000.
- Thi công vệ sinh bể nước với bể dung tích từ 500 tới 1000 lít đơn giá từ 000– 350.000.
- Sục rửa bồn nước dung tích từ 1500 lít – 2000 lít giá dao động từ 000 – 400.000.
- Thau rửa bồn nước dung tích > 2000 lít – 5000 lít có mức giá là 000 – 500.000.
- Vệ sinh bồn nước > 5.000 lít – 25.000 lít : Kiểm tra và báo giá trước khi thi công vệ sinh.
Đến với dịch vụ vệ sinh bể nước của chúng tôi khách hàng sẽ được cam kết:
- Báo giá đầy đủ trước khi làm.
- Thi công vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng tới các hạng mục khác.
- Hỗ trợ kiểm tra chất lượng của bể, đường ống, phao cơ, phao điện miễn phí.
Nếu bạn không thể tự vệ sinh bể nước cần sự hỗ trợ của đơn vị vệ sinh bồn nước ngầm chuyên nghiệp. Đừng ngần ngại liên hệ ngay cho công ty chúng tôi qua hotline: 0906.765.021 để được phục vụ một cách nhanh chóng.
Xem thêm báo giá súc rửa bồn nước ngay tại đây.